Điểm báo 29/7: Hà Nội giảm áp lực cho trường công lập

Hà Nội giảm áp lực cho trường công lập; Mua nhà ở hình thành trong tương lai: rủi ro vẫn nghiêng về khách hàng; Cẩn trọng khi mua xe máy điện giá rẻ;... là những tin đáng chú trên trên mặt báo ngày 29/7.

HÀ NỘI GIẢM ÁP LỰC CHO TRƯỜNG CÔNG LẬP

Nỗi lo về tình trạng thừa - thiếu chỗ học cục bộ hay áp lực tại các trường công lập tại Thành phố Hà Nội ngày càng tăng và dự báo sẽ tiếp tục nóng trong thời gian tới. 

Thông tin đáng chú ý trên trang nhất báo kinh tế và đô thị số ra cuối tuần. Hà Nội có tốc độ tăng dân số cơ học rất nhanh, học sinh cũng tăng mạnh theo từng năm. Với mức độ này, trung bình mỗi năm Hà Nội phải xây 30 - 35 trường mới đáp ứng nhu cầu hiện nay. Theo các chuyên gia, xảy ra tình trạng thiếu chỗ học nội do còn do chủ trương phân luồng sau THCS chưa được thực thi như mong muốn. Chất lượng hệ thống các trường nghề hiện nay vẫn còn chậm đổi mới, chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi thực tế nên chưa tạodựng được niềm tin, sự yên tâm đối với người học. Một áp lực khác đến từ chính những mong cầu của phụ huynh, khi mong muốn con có thể vào các trường THPT công lập tốt, các trường chất lượng cao. Tâm lý này cũng làm gia tăng áp lực tuyển sinh.

MUA NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI: RỦI RO VẪN NGHIÊNG VỀ KHÁCH HÀNG

Mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là một hình thức giao dịch kinh doanh bất động sản được chính thức quy định từ Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006. Mặc dù vậy các cơ chế pháp lý để đảm bảo an toàn cho giao dịch, tuy nhiên lợi ích hợp pháp của người mua nhà vẫn chưa được quy định đầy đủ và chặt chẽ. Theo bài viết, Rủi ro lớn nhất của người mua là mất tiền nhưng không nhận được nhà. Vì đây là kiểu “mua nhà trên giấy” hay còn gọi là mua “lúa non” nên sản phẩm có thể không hình thành. Ngoài ra, khách hàng có thể không được nhận nhà theo đúng tiến độ và chất lượng như đã thỏa thuận... Do vậy, để đảm bảo an toàn, các chuyên gia cho rằng việc thanh toán mua bán nhà ở hình thành trong tương lai phải được thực hiện qua ngân hàng. Biện pháp này có thể thay thế bảo lãnh của ngân hàng nếu như buộc chủ đầu tư chuyển toàn bộ số tiền ứng trước vào một tài khoản ký quỹ. Số tiền này chỉ được giải ngân theo tiến độ thi công dự án của chủ đầu tư. Cũng cần tăng cường quy định về quản lý nhà nước đối với việc mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.

CẨN TRỌNG KHI MUA XE MÁY ĐIỆN GIÁ RẺ

Hàng loạt mẫu xe máy điện, xe máy dưới 50cc cho học sinh được bày bán song không phải thương hiệu nào cũng có thông tin và chính sách bảo hành rõ ràng. Việt Nam vẫn có những mẫu xe máy điện được các cửa hàng tự nhập về bán. Việc bảo hành, sửa chữa theo chính sách của riêng cửa hàng đó. Nếu cửa hàng đóng cửa hoặc dừng kinh doanh, người dùng sẽ gặp khó khi cần bảo hành, sửa chữa nên khi xe bị hỏng thì có khi bỏ luôn. Trong khi, Ắc quy hoặc pin là bộ phận có giá trị nhất và cần được chú trọng khi mua xe máy điện. Các mẫu xe điện trôi nổi, không rõ nguồn gốc thường không được bảo hành ắc quy, pin, hoặc nếu có thì thời gian rất ngắn. Trong khi với các hãng lớn, chi tiết này có thể được bảo hành lên tới 36 tháng. Do vậy, người tiêu dùng nên chọn những thương hiệu lớn, có uy tín và chính sách bảo hành chung theo hãng để an tâm về công nghệ sản xuất, cũng như linh kiện và chất lượng được đảm bảo. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến giá thay linh kiện và cam kết về nguồn cung linh kiện của mẫu xe có dự định mua

CHỢ GIÁO ÁN ONLINE: MÔN NÀO CŨNG CÓ

Những bộ giáo án được soạn sẵn, bán trên các hội nhóm. Để tăng uy tín, các tài khoản giới thiệu giáo án được làm bởi những giảng viên các trường sư phạm có tiếng. Đây hiện đang là thực trạng nhức nhối. Thông tin đăng tải trên báo giáo dục và thời đại. Chỉ cần gõ “bán giáo án online” trên mạng xã hội, hàng loạt kết quả về các hội nhóm liên quan, từ chia sẻ, miễn phí đến trao đổi, mua bán. Nhiều tài khoản được để chế độ công khai rồi chia sẻ những câu chuyện dạy học, phương pháp giảng dạy, hoặc cập nhật những sự kiện giáo dục mới nhất như những chuyên gia “đầu ngành”. Việc bán, mua thường “núp” dưới vỏ bọc của cái gọi là... trao đổi. Giá đưa ra có thể vài trăm nghìn đồng cho tới hàng triệu đồng, tùy theo người nhận cần giáo án như thế nào. Những giáo án các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 luôn đắt hàng. Dưới góc độ của pháp lý, việc kinh doanh giáo án là vi phạm pháp luật, chủ thể vi phạm tuỳ vào tính chất, mức độ, hành vi có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.    

Truyền hình Quốc hội Việt Nam