Điểm báo: Chống gian lận mua bán hóa đơn

Chống gian lận mua bán hóa đơn; Đưa ra nhiều phương án để hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần; Hơn 100.000 học sinh tiểu học “lưu ban”: Bình thường hay bất thường; Tránh lãng phí quỹ nhà ở xã hội cho thuê;... là những tin tức đáng chú ý trên các mặt báo sáng 28/7.

CHỐNG GIAN LẬN MUA BÁN HÓA ĐƠN

Hiện tại, hệ thống hóa đơn điện tử (HĐĐT) của cơ quan thuế đã có hơn 4,3 tỷ hóa đơn. Nếu không quản lý chặt sẽ tạo ra nhiều rủi ro về hoá đơn điện tử, nhất là hiện tượng mua bán hóa đơn.

Trên thực tế, do mức thu lợi lớn nên hiện tượng chào bán hóa đơn VAT của nhiều ngành nghề, lĩnh vực, DN đăng công khai trên mạng xã hội như: Zalo, Facebook.... Cụ thể, Giá mua hóa đơn dưới 5 triệu chỉ khoảng 60.000 - 150.000 đồng/tờ. Với giá trị cao hơn, chi phí được tính theo tỷ lệ phần trăm. Theo đó, hóa đơn trị giá từ 5-15 triệu đồng, chi phí là 4%, giá trị càng cao thì phí xuất khống càng rẻ. Không chỉ vậy, các đối tượng còn ngang nhiên “ban hành chính sách cộng tác viên” như trích phần trăm giới thiệu với các hóa đơn giá trị cao để tạo cơ hội vươn xa “vòi bạch tuộc” ra khắp cả nước.

ĐƯA RA NHIỀU PHƯƠNG ÁN ĐỂ HẠN CHẾ RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN

Nhằm hỗ trợ người lao động, khuyến khích người lao động tự nguyện hạn chế rút, hoặc bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng quyền lợi hưu trí thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần. Tại dự thảo Luật Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Thường trực Chính phủ đã đưa ra nhiều phương án để xin ý kiến Quốc hội…

Cụ thể, Phương án 1: "Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm". Phương án 2: "Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm, mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần, nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội”. Riêng về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, cần làm rõ hành vi vi phạm và các vấn đề liên quan để đề xuất giải pháp phù hợp.

HƠN 100.000 HỌC SINH TIỂU HỌC “LƯU BAN”: BÌNH THƯỜNG HAY BẤT THƯỜNG

Hơn 100.000 học sinh tiểu học cả nước chưa hoàn thành chương trình học năm 2022-2023. Điều này là bình thường hay bất thường khi chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới được đưa vào thực hiện 3 năm nay. Thông tin đáng chú ý trên báo Nông thôn ngày nay.

Năm học 2022-2023 của Bộ GDĐT, năm học vừa qua, cả nước có 105.734 trên tổng số hơn 9,2 triệu học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học, chiếm tỷ lệ 1,14%. Trong đó, riêng lớp 1 có 52.456 học sinh xếp loại chưa hoàn thành. Lý do học sinh lớp 1 chưa hoàn thành nhiều nhất vì đây là năm đầu tiên của bậc học với nhiều yêu cầu về kỹ năng cần đạt, năng lực cần đạt cũng như tạo nền tảng vững chắc để học sinh thuận lợi học các năm tiếp theo. Trước băn khoăn này, Vụ trưởng Vụ Tiểu học khẳng định: “Con số hàng chục nghìn học sinh đánh giá, xếp loại “chưa hoàn thành” cuối năm học không xuất phát từ chương trình, sách giáo khoa.   

TRÁNH LÃNG PHÍ QUỸ NHÀ Ở XÃ HỘI CHO THUÊ

Gần 8.000 căn hộ tại các dự án nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở sinh viên trên địa bàn Hà Nội đang bị bỏ trống. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để tránh lãng phí nguồn tài sản này, trước thực trạng quỹ đất ở trên địa bàn đang ngày càng eo hẹp?

Phân khúc nhà ở xã hội cho thuê,thuê mua đang rất thiếu so với nhu cầu hiện nay. Dự án nhà ở sinh viên cũng được triển khai bằng vốn ngân sách Nhà nước, do đó chuyển đổi sang NƠXH là hợp lý. Vấn đề lớn nhất ở đây là bài toán quy hoạch hạ tầng xã hội làm sao để phù hợp với cư dân đô thị như: nhà trẻ, trường học, y tế... Câu chuyện chuyển đổi ở đây không chỉ đơn thuần là chuyển đổi kiến trúc do đó phải có sự tính toán kỹ trước khi triển khai thực hiện. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho việc quy hoạch, triển khai các dự án nhà ở cho sinh viên sau này. Quan trọng nhất ở đây phải có phương án quy hoạch, dành không gian để phát triển hạ tầng xã hội như nhà trẻ, y tế, nơi cung cấp dịch vụ đời sống cho cư dân khi người dân đến đó.