Học sinh tăng, giáo viên giảm, tiếp tục giảm biên chế sẽ gây khó cho giáo dục

Ngày 27/10, trong phiên thảo luận tại hội trường kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, đại biểu Trần Thị Thanh Hương (đoàn An Giang) cho rằng, trong 10 năm qua số học sinh THPT tăng hơn 21% trong khi số giáo viên lại giảm 4,05% nên việc giảm 10% biên chế không nên thực hiện một cách cứng nhắc đối với ngành giáo dục.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong 10 năm qua, số học sinh cả nước tăng 4 triệu tương đương với 22,51% trong khi đó số giáo viên tăng 8,7%. Nếu tính riêng bậc phổ thông học sinh tăng hơn 21% còn giáo viên lại giảm 4,05%. Theo Bộ Giáo dục Đào tạo cả nước còn thiếu khoảng 95.000 giáo viên các cấp, đồng thời thừa giáo viên cục bộ ở nhiều địa phương cấp học.

Ngành giáo dục cũng thực hiện lộ trình giảm 10% biên chế mỗi năm.  Tuy nhiên, đối với ngành giáo dục, đặc biệt đối với giáo dục phổ thông thì hầu hết các trường đều có đặc thù nhất định được pháp luật quy định. Thông tư 16 của Bộ Giáo dục Đào tạo cũng xác định rõ định mức giáo viên đối với từng cấp học. Chính vì vậy việc thực hiện giảm 10% biên chế viên chức hàng năm đối với hệ thống giáo dục phổ thông gây ra tình trạng bất hợp lý, rất khó khăn cho ngành giáo dục.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết chương trình!