Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Động viên công nghiệp quốc phòng phải chuẩn bị ngay từ thời bình

Chiều 28/11, Phát biểu tại phiên thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang đã tiếp thu ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm góp phần hoàn thiện dự thảo luật; đồng thời làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết, đối với quy định về giải thích từ ngữ, cơ quan soạn thảo sẽ phối hợp với cơ quan thẩm tra rà soát, sửa đổi, bổ sung đảm bảo thống nhất, chính xác, chi tiết. 

Để giải quyết mối quan hệ giữa công nghiệp quốc phòng an ninh với động viên công nghiệp và một số chính sách cho công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, việc  định đối tượng động viên công nghiệp là các doanh nghiệp ngoài lực lượng vũ trang như Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề cập, trong đó xác định phát triển công nghiệp dân sinh phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội là chủ yếu.

Để bảo đảm sản xuất trong công nghiệp động viên công nghiệp cần phải có các quy định về chính sách đối với động viên công nghiệp để chuẩn bị và thực hiện ngay từ thời bình. Do vậy, dự thảo luật cũng đề ra chính sách mở rộng đối tượng phạm vi quy định điều kiện, phương thức, cơ chế để động viên; việc tham gia là trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp dân sinh đối với nhiệm vụ quốc phòng, đặc biệt khi đất nước có tình huống xảy ra.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu liên quan đến cơ chế đặc thù của công nghiệp quốc phòng an ninh, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài, chính sách hậu phương quân đội, nguồn lực đảm bảo cho công nghiệp quốc phòng, chính sách về cơ sở quốc phòng nòng cốt, quy hoạch đất quốc phòng, an ninh…

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số