Vai trò phụ nữ Ê Đê trong chế độ mẫu hệ

Tây Nguyên là nơi hội tụ đa dạng sắc màu văn hoá của cộng đồng dân cư bản địa. Trong đó, có những nét văn hóa đặc trưng của chế độ “mẫu hệ” mà giờ đây vẫn luôn được đồng bào người Ê Đê bảo tồn, lưu giữ và duy trì. Vai trò người phụ nữ trong chế độ này có gì đặc biệt, hãy cùng chúng tôi theo dõi phóng sự sau.

Theo truyền thống từ xa xưa, người Ê Đê rất coi trọng người phụ nữ vì họ là người nắm giữ thiên chức làm mẹ. Bởi vậy, con sinh ra đều mang họ mẹ. Tại gia đình bà H Loi Byă (hờ-loi-buôn-giá), từ xưa đến nay, bà là người chăm lo cơm nước hằng ngày cho cả gia đình, nuôi dạy con cái, quyết định các việc lớn trong gia đình.

Trong chế độ “mẫu hệ”, vai trò phụ nữ thể hiện rõ trong cuộc sống hôn nhân. Khác với các dân tộc khác là người con trai phải cưới vợ thì người phụ nữ Ê Đê sẽ đi rước người con trai về nhà ở “rể”. Về sau, nếu 2 vợ chồng nếu sinh con thì thường sẽ có một người con gái lấy chồng về và sống với bố mẹ. Khi cha mẹ già, con gái chăm sóc. Khi cha mẹ mất con gái được thừa hưởng tài sản…

Không chỉ nắm vai trò chủ đạo trong gia đình, phụ nữ Ê Đê còn là người tiên phong bảo tồn văn hoá. Tại thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, Đắk Lắk, phụ nữ dân tộc Êđê Bih, một nhánh của người Ê Đê đang nỗ lực gìn giữ văn hoá tộc người. Tại đây, phụ nữ là người giữ nhịp chiêng của buôn làng. Đây là sự tôn trọng phụ nữ và thể hiện đậm nét văn hoá “mẫu hệ”. Ngày nay, dù ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình hội nhập, chế độ mẫu hệ vẫn được duy trì, nhưng vai trò người đàn ông vẫn được đánh giá cao. Họ cùng người phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái, không có tư tưởng trọng nữ khinh nam.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Kim Liên -

Việt Bảo