• 1168 lượt xem
  • 19:45 08/05/2024
  • Văn hóa

Thừa Thiên Huế: Khi bảo tàng công lập phải “ăn nhờ, ở đậu”

Đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển bền vững, trở thành động lực xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tại nhiều địa phương, một số thiết chế văn hóa vẫn chưa được quan tâm đầu tư xứng tầm. Ngày 12/5 tới, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội thảo “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hoá, thể thao” để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Một trong số đó là thực trạng Bảo tàng công lâp phải “ăn nhờ, ở đậu” nơi khác. Ghi nhận tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế là một trong những bảo tàng tổng hợp lớn nhất tại miền Trung, lưu giữ trên 30.000 hiện vật. Hơn 40 năm qua, đơn vị phải “ở tạm” Quốc Tử Giám thuộc quần thể di sản Huế. Việc trưng bày ở đây chỉ mang tính tạm thời, số hiện vật trưng bày ít, khó có thể đón khách trọn vẹn. Đó là chưa kể dãy nhà thuộc Bảo tàng nãy đã bị cháy trong sự cố hỏa hoạn vào năm 2022  vẫn chưa được khắc phục.

Còn đây là một trong những  kho lưu trữ tác phẩm nghệ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế. Với diện tích 20m2, đây là nơi bảo quản hơn 160 tác phẩm tranh được sưu tầm và mua bằng tiền ngân sách trong suốt 5 năm qua. Do không có không gian trưng bày đúng nghĩa, câu chuyện “mua tranh rồi về lại cất kho” là một thực tế buồn đang xảy ra tại Bảo tàng này.

Toàn tỉnh có 5 Bảo tàng công lập, ngoại trừ Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh được  xây dựng cách đây 20 năm, các đơn vị khác đều sống trong cảnh “ăn nhờ, ở đậu”. Nguồn vốn đầu tư cho văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu tập trung ưu tiên cho việc trùng tu các di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế

Dẫu biết tỉnh Thừa Thiên Huế đang ưu tiên đầu tư hạ tầng cho diện mạo thành phố trực thuộc Trung ương nhưng rõ ràng việc thiếu 1 thiết chế  Bảo tàng đúng nghĩa của địa phương là 1 nốt lặng buồn hành trình phát triển của 1 trung tâm văn hóa lớn của khu vực và cả nước.

TÌM VỊ TRÍ XỨNG TẦM CHO BẢO TÀNG XỨ HUẾ 

Trước thực trạng khó khăn của một số Bảo tàng, Trung ương lẫn địa phương đã có chủ trương cho di dời và đầu tư xây mới. Tuy nhiên, việc tìm 1 vị trí xứng tầm hay nói cách khác là có sự đầu tư bài bản cho 1 Bảo tàng vẫn là bài toán mà tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa thể trả lời… 

Trước thực trạng Bảo tàng Lịch sử tỉnh hơn 40 năm qua “ăn nhờ, ở đậu” nơi khác, đầu năm 2024 tỉnh Thừa Thiên Huế đã  cho di dời Bảo tàng đến vị trí mới tại số 286 Điện Biên Phủ, TP Huế. Vốn từng là nơi đóng quân của 1 đơn vị quân đội, nơi này hoàn toàn không phù hợp để làm Bảo tàng khi quá gần khu dân cư, diện tích chỉ hơn 7.000 m2, chưa có nhà kho, nơi trưng bày đúng nghĩa.Nhiều hiện vật chiến tranh như xe tăng, pháo tự hành… đành phơi mưa nắng vì chưa có hệ thống nhà che.

Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế là một trong những bảo tàng đầu tiên của Việt Nam, tọa lạc tại điện Long An – một trong những ngôi điện kiến trúc gỗ đẹp nhất nhà Nguyễn còn nguyên vẹn đến nay. Với hơn 11.000 hiện vật nhưng do không gian trưng bày hạn chế do “ở nhờ” di sản, bảo tàng này chỉ trưng bày khoảng 500 hiện vật.

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý di dời, xây dựng mới Bảo tàng tại vị trí mới nhưng đến nay tỉnh TT Huế vẫn gặp khó khăn như: vị trí mới nằm trong khu vực Thành Nội với nhiều giới hạn về không gian, công tác lập đề cương trưng bày,

Liên tục trong các cuộc làm việc với các đoàn giám sát của Quốc hội, câu chuyện tìm 1 vị trí xứng tầm cho bảo tàng luôn được thảo luận, phân tích để từ đó địa phương cần có sự tập trung nguồn lực hơn đối với thiết văn hóa này.

Đầu tư cho văn hóa cũng chính là đầu tư cho sự phát triển. Để trở thành một trung tâm văn hóa đúng nghĩa, Thừa  Thiên Huế cần hoàn thiện cũng như dành sự đầu tư xứng tầm cho các Bảo tàng, qua đó phát huy giá trị của vùng đất di sản trong hôm nay và mai sau… 

Câu chuyện tìm vị trí hay một sự đầu tư xứng tầm cho thiết chế Bảo tàng tại Huế vẫn là 1 trăn trở đối với địa phương này. Trong khi theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt đến năm 2025 Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng di sản và bảo tồn văn hóa. 

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Tiểu Bảo -

Đào Bảo