Thành lập Ủy ban Dân nguyện liệu đã chín muồi?

Sáng nay 27/2, tại nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương – Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng Đề án của Đảng đoàn Quốc hội về "Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân nguyện của Quốc hội" đã chủ trì hội thảo về đổi mới công tác dân nguyện của Quốc hội.

Một trong những nội dung đáng chú ý được các đại biểu thảo luận đó là để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cần phải thành lập Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội thay vì Ban Dân nguyện như hiện nay. 

Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải thành lập Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội để đáp ứng được các nguyện vọng của người dân, đặc biệt là các nguyện vọng đòi hỏi phải có những phản ứng từ mặt chính sách.

Đồng tình với quan điểm cần phản thành lập Ủy ban Dân nguyện, tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Minh Thông cho rằng, để có thể thành lập được Ủy ban Dân nguyện thì cần phải sửa Luật Tổ chức Quốc hội cũng như sửa lại chức năng, nhiệm vụ của các ủy ban.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, mô hình hoạt động hiện nay của Ban Dân nguyện trên thực tế đã xuất hiện mâu thuẫn.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, đưa việc thành lập Ủy ban Dân nguyện vào đề án đổi mới không có nghĩa là có thể thực hiện được ngay, nhưng cũng phải trên tinh thần nhanh nhất có thể khi đủ cở sở “chín muồi” là sẽ tổ chức thực hiện. 

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Trần Tiến -

Trương Tùng