Định giá sản phẩm nghiên cứu khoa học còn nhiều vướng mắc, bất cập

Tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 7, chiều nay, Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường tổ chức thẩm tra tình hình thực hiện chính sách phát triển khoa học và công nghệ; việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ; kết quả hoạt động khoa học và công nghệ năm 2023.

 Theo đó, chi dự phòng, chi đầu tư phát triển dành cho KH&CN năm 2023 là 12 nghìn tỷ, chỉ chiếm khoảng 0,58% tổng chi NSNN. Mức chi đầu tư cho KHCN còn rất khiêm tốn này là do cơ chế tài chính còn nhiều bất cập.

Muốn chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học thì phải định giá được sản phẩm. Nếu định giá cao, doanh nghiệp sẽ không mua, còn định giá thấp mà sản phẩm sau đó mang lại hiệu quả kinh tế cao thì nhà khoa học có thể bị quy trách nhiệm làm thất thoát tài sản Nhà nước. Đây là vướng mắc chung của tất cả Viện, trường, Đại học trên cả nước.

Nhiều đại biểu đề nghị, Chính phủ cần phân tích rõ tính hiệu quả trong chi sự nghiệp KH&CN, xác định cơ quan, địa phương nào chi hiệu quả, đặc biệt cần đánh giá định lượng hơn hiệu quả của mỗi công nghệ được ứng dụng. 

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Bích Hạnh -

Diệu Huyền -

Văn Thắng