Bất cập quản lý đất đai qua kinh nghiệm kiểm toán nhà nước

Sáng ngày 18/10, Kiểm toán nhà nước tổ chức diễn đàn với chủ đề “Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - Những nút thắt và vai trò của KTNN”. Diễn đàn bao gồm 01 phiên toàn thể và 03 hội thảo chuyên đề, tập trung phân tích, đánh giá các kết quả đạt được của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, bài học kinh nghiệm và các thách thức, cơ hội trong năm 2024.

Tại chuyên đề 1 với chủ đề Quản lý đất đai và xác định giá đất - Những bất cập từ thực tiễn và qua hoạt động kiểm toán nhà nước... những vướng mắc, bất cập thậm trong chính sách đất đai được các đại biểu quan tâm thảo luận.

Theo Tổng kiểm toán nhà nước, thời gian qua, việc quản lý và sử dụng đất đai đã tạo dựng được nguồn lực to lớn cho xây dựng và phát triển hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Từ năm 2017 đến năm 2021, nguồn thu từ đất đai luôn đóng góp từ 12% đến 14% tổng thu ngân sách nhà nước. Tại nhiều địa phương, số thu từ đất đai chiếm tới trên 30% ngân sách địa phương và là nguồn vốn chính cho đầu tư công. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc quản lý, sử dụng đất đai cũng còn nhiều bất cập, vướng mắc, thậm chí sai phạm phải xử lý. Ngoài ra, chính sách, pháp luật về đất đai còn chồng chéo song lại thiếu các quy định, chế tài cụ thể dẫn tới khó khăn trong áp dụng thực tiễn, chưa tạo dựng được một hành lang pháp lý rõ ràng cho công tác quản lý, sử dụng đất đai, nhất là cho phát triển kinh tế.

Các đại biểu kiến nghị sửa Luật đất đai lần này cần làm rõ được các phương pháp định giá đất, trong đó lồng ghép phương pháp chiết trừ vào phương pháp so sánh; sửa đổi, bổ sung một số nội dung của phương pháp thặng dư để giảm yếu tố giả định, ý chí chủ quan của người định giá, thuận lợi hơn trong tổ chức thực hiện. 

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!

Diệu Huyền -

Khánh Hoàng