Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại Hà Nội: Cán bộ nói nhà xây được 30 năm, dân khẳng định mới có 2-3 năm

Tiếp tục về việc hàng loạt công trình kiên cố xây dựng trên nông nghiệp tại các huyện Hoài Đức và Thạch Thất mà các bản tin trước chúng tôi đã phản ánh. Làm việc với nhóm phóng viên, chính quyền địa phương đã đưa ra những lý giải cho thực trạng này.

Khi được hỏi về nguồn gốc những căn nhà mọc trên đất nông nghiệp tại địa bàn xã, ông Nguyễn Bá Khải, Chủ tịch UBND xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội cho biết: "Khu đất này nằm trong sự quản lý của nông trường quân đội 1A. Khu đất này đã được giao cho cán bộ, công nhân viên từ những năm 90 và họ đã làm nhà từ thời điểm đó....".

Tuy nhiên, qua hình ảnh chụp từ vệ tinh có thể thấy, năm 2018 khu vực này chỉ là trồng cây xanh và hoa màu. Nhưng đến cuối năm 2021 thì những công trình kiên cố thế này bắt đầu được ồ ạt mọc lên, khác với lời ông chủ tịch xã Thạch Hòa là những công trình đã được xây dựng hàng chục năm trước. 

Theo tìm hiểu của phóng viên, những căn hộ này được xây dựng trên đất nông trường 1A cũ, hiện là nằm trong khu đất quy hoạch hành lang cây xanh Đại lộ Thăng Long. Quốc lộ 21A, cạnh khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội đang giao cho Sở Tài nguyên môi trường và UBND huyện Thạch Thất tiếp tục rà soát, nghiên cứu để lập quy hoạch cụ thể. Tuy vậy, khu đất này chưa được cấp quyền sử dụng đất, chưa được phép xây dựng.

Khu vực xã Vân Côn, Hoài Đức, thành phố Hà Nội…nơi cũng đang tồn tại nhiều công trình kiên cố mọc lên trên vùng thoát lũ sông Đuống. Chính quyền địa phương cho biết, việc xây dựng như thế này là một giải pháp để nâng cao hiệu quả nông nghiệp.

Luật Đất đai 2013 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2014, quy định rất rõ, đất nông nghiệp không có mục đích để ở. Theo luật sư, khi để xảy ra tình trạng này thì chính quyền địa phường cần phải tìm rõ nguyên nhân, quy trách nhiệm và có những chế tài xử lý răn đe.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Minh Công