• 1835 lượt xem
  • 20:25 31/07/2023
  • Kinh tế

Rào cản phát triển sâm Ngọc Linh

Theo kinh nghiệm nhiều năm, cây sâm Ngọc Linh phải được trồng ở độ cao từ 1.200m trở lên và dưới tán cây rừng mới bảo đảm được dược tính và phát triển ổn định. Tuy nhiên, theo Luật Lâm nghiệp, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sẽ không được tác động vào. Điều này đang là rào cản cho người dân và doanh nghiệp khi tổ chức trồng sâm.

Doanh nghiệp này có khoảng 5 hecta trên đỉnh núi Ngọc Linh. Tuy nhiên, trước những quy định trong Luật Lâm nghiệp, đơn vị đã tháo dỡ, di dời phần lớn trang thiết bị ra khỏi rừng đặc dụng, đưa nhà ươm cây con khỏi bìa rừng và dùng gỗ, tre… thay thế khung đỡ của mái che.

Hiện huyện Nam Trà My đã dừng việc cho thuê dịch vụ môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh, đồng thời vận động tháo dỡ vật liệu không thân thiện với môi trường ra khỏi rừng. Tuy nhiên, nếu trồng theo cách tự nhiên thì cây sâm sẽ gặp nhiều bệnh, rủi ro kinh tế lớn. Địa phương lo ngại sẽ khó đạt mục tiêu 300 tấn sâm/năm theo đề án Chương trình sâm Việt Nam đến năm 2030.

Để phát triển thành một ngành công nghiệp sâm với cây sâm Ngọc Linh là chủ lực, bên cạnh tháo gỡ những vướng mắc trong quy định pháp luật, ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển dược liệu, tiếp cận vốn vay ưu đãi để khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư, đặc biệt phải chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm của sâm Ngọc Linh. 

Nguyễn Hùng -

Lê Quang