Quản lý tốt đất rừng, đất lâm nghiệp

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua ngày 18/1/2024, trong đó Điều 248 đặt ra yêu cầu phải sửa đổi những vướng mắc trong Luật Lâm nghiệp… Đây là một trong những vấn đề trọng tâm trong thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam, được nhiều chuyên gia đề cập tại hội thảo “Giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng nay, tại Hà Nội.

Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã thực hiện được 3 năm, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận đã xuất hiện một số vấn đề trong quản lý rừng và đất lâm nghiệp. Thực hiện giao đất giao rừng sản xuất trên đất lâm nghiệp cho các chủ rừng, đến nay, trên 1 triệu hộ gia đình, cá nhân được giao hơn 3 triệu ha, chủ yếu là rừng sản xuất; còn khoảng 3,3 triệu ha rừng nghèo, nghèo kiệt và đất chưa có rừng chưa được giao cho các chủ thể, mà vẫn tạm để UBND cấp xã quản lý. Điều này tạo ra những bất cập, vướng mắc khi triển khai các quy định pháp luật có liên quan và làm giảm khả năng khai thác kinh tế từ nguồn rừng này.

Ở góc độ cơ quan quản lý, theo Cục Lâm nghiệp, ngành nông nghiệp cùng với ngành tài nguyên môi trường tập trung xây dựng nền tảng dữ liệu quốc gia về đất rừng, đất lâm nghiệp, tạo cơ sở tiến hành giao đất, giao rừng hiệu quả.

Chính phủ giao ngành lâm nghiệp trong năm 2024 và giai đoạn tới thực hiện tổng điều tra, kiểm kê rừng, công bố hiện trạng, chất lượng rừng gắn với chủ rừng và những nơi chưa có chủ rừng, từ đó tiến hành giao đất, giao rừng để người dân sản xuất và kinh doanh hợp pháp trên đất rừng được giao.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Hà Lan -

Hoàng Minh