Góc nhìn hôm nay: Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tạo kinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đây vốn là trăn trở lâu nay của chính quyền các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Thực tế đã có nhiều dịa phương tìm ra những giải pháp chuyển đổi nghề, gắn chương trình đào tạo với chiến lược phát triển của địa phương để giúp người dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững, cải thiện đời sống ngay trên mảnh đất quê hương.

Huyện Sốp Cộp được thành lập theo Nghị định số 148 năm 2003 của Chính phủ, là huyện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh Sơn La với tổng diện tích tự nhiên trên 147.200 ha. Gần 97% dân số nơi đây là đồng bào dân tộc tộc thiểu số, 7 trong số 8 xã của huyện nằm trong diện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo lên đến 60%. Những năm qua cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Sốp Cộp cùng chung tay nỗ lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong đó đặc biệt quan tâm tạo sinh kế cho nhân dân để họ thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Huyện Sốp Cộp có 5 dân tộc thiểu số sinh sống gồm Thái; Mông; Lào; Khơ Mú; Kinh và 1 số dân tộc khác như Tày; Mường. Với độ cao trung bình trên 700 mét so với mực nước biển huyện Sốp Cộp có kiểu khí hậu ôn hòa, đất đai có tầng canh tác dày, độ phì nhiêu cao nên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Để tạo thêm sinh kế mới cho đồng bào dân tộc, địa phương này đã khuyến khích người dân chuyển diện tích đất trống, vườn tạp, loại bỏ cây trồng kém hiệu quả sang trồng dứa. Dứa được trồng theo chuỗi giá trị, sản phẩm được Trung tâm chế biến rau quả Doveco bao tiêu toàn bộ để chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Cây dứa trên vùng đất Sơn La cho năng suất đạt từ 35 đến 40 tấn/1ha. Với giá bán tối thiểu khoảng 5000 đồng/1kg thì trừ mọi chi phí, người nông dân có thể thu nhập từ 100 đến 120 triệu đồng trên 1 ha, 1 vụ. So với việc trồng ngô, trồng sắn trước kia thì sẽ cao gấp 4 đến 5 lần.

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình!

Thu Quỳnh