Góc nhìn hôm nay: Tăng lương tối thiểu liệu có đáp ứng nhu cầu tối thiểu?

Mức lương tối thiểu vùng chính thức tăng thêm 6% từ hôm nay 1/7, đáp ứng mong mỏi sau hơn hai năm chưa được điều chỉnh của người lao động. Mặc dù, mức lương tối thiểu tăng phần nào bù đắp được những khó khăn của người lao động, song nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh lạm phát, giá cả tăng cao như hiện nay, đời sống của người lao động sẽ tiếp tục khó khăn, cần thêm các chính sách hỗ trợ khác.

Đối tượng áp dụng gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động gồm: Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này. Mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng được quy định như sau: Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.

Về mức lương tối thiểu giờ, nghị định cũng quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: Vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động.

Ngoài mức lương tối thiểu vùng theo tháng, lần đầu tiên Việt Nam có mức lương tối thiểu được ấn định theo giờ. Tuy nhiên, liệu có phù hợp với thực tế và có đáp ứng được nhu cầu sống của người lao động?

Xin mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chương trình!