Giữ gìn nghề chế tác kim hoàn trăm năm tuổi tại Long An

Nghề truyền thống chế tác kim hoàn ở xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đã có cách đây hơn 100 năm. Với cách chế tác thủ công, tinh tế từ đôi bàn tay khéo léo của người thợ đã cho ra những sản phẩm bắt mắt. Chính từ những nỗ lực của người dân giúp gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của tổ tiên để lại.

Gắn bó với nghề truyền thống chế tác kim hoàn bằng bạc của gia đình gần 40 năm qua, ông Sơn, ngụ tại ấp Thuận Tây 1, xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An cho biết, nghề này đòi hỏi sự khéo léo, thông minh, cần cù và ham học hỏi. Để trở thành một người thợ chế tác những sản phẩm thủ công tinh xảo phải mất vài năm rèn luyện.

Trải qua mấy chục năm làm nghề, điều khiến ông Sơn tự hào nhất là truyền nghề lại cho các con và thế hệ kế tiếp.
 
Còn cơ sở ông Trịnh Hoàng Long lựa chọn lối đi riêng, đó là tập trung vào các sản phẩm thủ công tinh xảo với mẫu mã tự thiết kế và có độ khó cao. Phía sau mỗi bộ trang sức, những sản phẩm lấp lánh là cả sự công phu, tỉ mỉ và vất vả của người thợ.
 
Ông Hùng chia sẻ, dù vẫn mang lại nguồn thu nhập khá ổn định nhưng nghề chế tác kim hoàn thủ công không còn được người trẻ ưu tiên chọn lựa.  Toàn ấp Thuận Tây 1, còn trên 70 hộ gia đình làm nghề chế tác kim hoàn.
 
Năm 2020, chế tác kim hoàn bằng bạc tại ấp Thuận Tây 1, xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc được UBND tỉnh Long An công nhận là nghề truyền thống. Nghề truyền thống chế tác kim hoàn bằng bạc đã trải qua nhiều thăng trầm và đang đứng trước nguy cơ mai một. Những người thợ kim hoàn như ông Sơn, ông Long đang nỗ lực từng ngày “thổi hồn” vào từng sản phẩm để giữ lấy nghề.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Mỹ Tho -

Hữu Bình