Focus: Cần đánh giá kỹ tác động của điện gió khiến người dân bức xúc

 Thời gian qua, hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển, đưa vào vận hành khai thác các dự án năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió đã tạo công ăn việc làm cho người dân và đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách tại một số địa phương. Tuy nhiên, kể từ khi các dự án này đi vào hoạt động đã tác động tiêu cực tới đời sống sức khỏe của người dân chịu ảnh hưởng bởi dự án. Điều đáng nói, mặc dù người dân đã nhiều lần gửi đơn đến các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương đề nghị giải quyết các khiếu nại liên quan đến dự án điện gió nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc trong nhân dân. 

Thôn Phú Bình, xã Ia Le, huyện Chư Pứh, tỉnh Gia Lai …. Gia đình ông Trần Ngọc Minh có 3ha đất khai hoang được cấp sổ hồng trồng cây lâu năm từ năm 2013. Đang canh tác ổn định cây trồng và chăn nuôi nhưng kể từ khi dự án điện gió Ia Le 1 của công ty CPĐT Cao Nguyên 1 đi vào hoạt động thì cuộc sống của gia đình ông bị đảo lộn hoàn toàn, đi không được mà ở cũng chẳng song.

Ngoài gia đình ông Minh thì tại xã Ia Le còn có 39 hộ dân khác đang trong tình trạng tương tự. Điều đáng nói là mặc dù các cơ quan chức năng, nhà đầu tư đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại với người dân song vẫn chưa đi đến sự thống nhất. Điều này dẫn tới tình trạng mâu thuẫn, khiếu kiện kéo dài.

Mới đây, tại phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo công tác dân nguyện tháng 12 năm 2023 và  tháng 01 năm 2024 của Quốc hội. Nhiều ý kiến cho rằng, việc xảy ra khiếu kiện liên quan đến các dự án địa gió không chỉ xảy ra ở Tây Nguyên, các dự án điện gió ở khu vực Nam bộ hiện cũng đang trong tình trạng tương tự.

Do chưa được giải quyết dứt điểm nên tình trạng khiếu kiện phức tạp đông người ở các dự án điện gió ngày càng gia tăng và có nguy cơ hình thành điểm “nóng”, đơn thư kiến nghị vượt cấp. 

Hệ lụy của việc khiếu kiện phức tạp kéo dài liên quan tới công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của các dự án điện gió thì đã rõ. Thế nhưng vướng mắc lớn nhất lúc này không phải đến từ người dân, doanh nghiệp hay trách nhiệm của địa phương mà vướng mắc chủ yếu lại nằm ở hành lang pháp lý.   

GẶP KHÓ DO CƠ CHẾ

Nhiều ý kiến cho rằng, việc tìm phương án hỗ trợ, bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án điện gió gặp khó là do pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể mức bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất và tài sản gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn của cột tháp gió ...

Những tưởng sau lời hứa này, những vướng mắc liên quan đến việc hỗ trợ, bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án điện gió sẽ được tháo gỡ. Thế nhưng, cho đến nay đã gần 1 năm trôi qua, nhưng vẫn chưa có bất kỳ vướng mắc nào được tháo gỡ.

Thừa nhận trước việc cuộc sống của người dân đang gặp rất nhiều khó khăn, thế nhưng trước câu hỏi bao giờ người dân mới được di dời ra khỏi vùng dự án? thì ngay đến cả chính quyền địa phương cũng không thể trả lời.

Trong khi các cơ quan chức năng có liên quan đang loay hoay tìm giải pháp thì những hệ lụy tiêu cực của các dự án điện gió vẫn đang hàng ngày, hàng giờ tác động lên cuộc sống và sức khỏe của người dân. Đây cũng chính là vướng mắc lớn phát sinh khiếu kiện bức xúc của các hộ dân bị ảnh hưởng.

Trước việc khiếu kiện phức tạp kéo dài liên quan tới công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của các dự án điện gió, nhiều ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tác động của cánh quạt, tiếng ồn của tuabin điện gió để sửa đổi, bổ sung quy định về tiếng ồn, khoảng cách an toàn, nhằm giảm tác động tiêu cực đến đời sống và sức khỏe của người dân. 

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Trần Tiến -

Quang Sỹ -

Anh Đức