COP26 |Số 8| : Phát triển kinh tế biển xanh bền vững, hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050

Đại dương đang phải đối mặt với những mối đe dọa và rủi ro ngày càng tăng do sự tác động của con người và hoạt động sản xuất khi sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và kinh tế thiếu bền vững. Vậy điều này ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của các ngành kinh tế biển? Việt Nam cần làm gì để phát triển kinh tế biển xanh bền vững trong tương lai?

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển, với các ngành như: giao thông vận tải biển; khai thác và chế biến khoáng sản; khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển, năng lượng tái tạo biển…Tuy nhiên, thực tế sự phát triển kinh tế biển của nước ta vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. 

Theo tính toán, đến năm 2030, đóng góp GDP của các ngành kinh tế biển sẽ tăng lên 23,5 tỷ USD tương đương 538.000 tỷ đồng nếu áp dụng kịch bản “phát triển bền vững” hay còn gọi là “xanh lam”. Để đạt được điều này, cần thực hiện những nhóm giải pháp đồng bộ, trước hết cần có tư duy đổi mới, đột phá, phù hợp với xu thế chung toàn cầu về phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển và bảo tồn biển, nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, biến đổi khí hậu.

Mời quý vị theo dõi nội dung chương trình

Hiền Trang