Có cần quy định cụ thể nội hàm quyền tư pháp?

Trong phiên thảo luận về Dự án Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi), một vấn đề lớn được tranh luận là quy định “Quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, phán quyết về các tranh chấp, vi phạm pháp luật; về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; quyền giải thích áp dụng pháp luật và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”. Toà án nhân dân tối cao xây dựng quy định này nhằm cụ thể hoá quy định tại Hiến pháp: “Toà án nhân dân thực hiện quyền tư pháp”. Nhiều đại biểu cho rằng cần quy định chặt chẽ hơn, tránh dẫn đến những cách hiểu khác nhau, bởi không chỉ có Toà án thực hiện quyền tư pháp.

Đại biểu cho rằng, cần có quy định Toà án nhân dân thực hiện Quyền tư pháp. Tuy nhiên, quy định như trong Dự thảo Luật là chưa đầy đủ, chưa phù hợp.

Đại biểu cũng đề nghị cần phải làm rõ mối quan hệ giữa thực hiện quyền tư pháp với thực hiện quyền lập pháp và quyền hành pháp ra sao, để đảm bảo sự liên thông, đồng bộ, bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước.

Về vấn đề này, cũng có Đại biểu cho rằng đây là vấn đề lớn, phức tạp, chưa có sự thống nhất chung nên đề nghị không quy định trong Dự thảo Luật.

Bên cạnh quy định Toà án thực hiện quyền Tư pháp, Hiến pháp cũng quy định Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp. Do vậy, Đại biểu cũng băn khoăn nếu nội hàm của quyền tư pháp được định danh trong Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi) thì liệu có cần sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức Chính phủ?

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam