Câu chuyện pháp luật: Nguyên nhân nào khiến nạn tảo hôn còn dai dẳng?

Nghèo đói, chất lượng dân số suy giảm…..những hệ lụy của việc tảo hôn không phải những người làm cha làm mẹ ở đây không biết tới, bởi họ cũng đang phải gánh chịu khi bất đắc dĩ “được” lên chức ông, chức bà quá sớm. Cuộc sống vốn đã nghèo, giờ lại càng nghèo hơn.

Những địa bàn có tỷ lệ tảo hôn cao đồng nghĩa với việc có chỉ số phát triển con người thấp. Các em cũng bị bỏ lỡ các cơ hội học tập và quyền quyết định tương lai của chính mình. Vì thế, giải quyết tình trạng tảo hôn là giải pháp giảm nghèo, thúc đẩy bình đẳng giới, quyền con người, góp phần duy trì sự bền vững của phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

Tuy nhiên, giảm thiểu nạn tảo hôn vẫn luôn là “bài toán khó” của các địa phương nghèo có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Muốn giảm thiểu tiến đến xóa bỏ tình trạng này, không phải chuyện một sớm một chiều, cũng không thể chỉ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mà còn phải tạo sinh kế, tạo việc làm, hỗ trợ sản xuất, giáo dục giới tính…, nhất là với trẻ vị thành niên. Điều này, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội với nhiều giải pháp đồng bộ.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chương trình!

Kim Thanh -

Võ Linh