Việt Nam ứng phó với những thách thức mới để trở thành quốc gia thịnh vượng

Để đạt mục tiêu đến năm 2045 Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao thì trong 20 năm tới tăng trưởng kinh tế phải đạt tốc độ bình quân 7%/năm. Đâu là điều kiện để Việt Nam tăng trưởng và tránh được bẫy thu nhập trung bình và tiếp tục phát triển trong giai đoạn tới?. Đây là nội dung được đưa ra tại buổi Tọa đàm đối thoại chính sách: “30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới”

30 năm qua Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế thu nhập thấp dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế có thu nhập trung bình.  Đạt được kết quả này phần lớn là do tác động của tự do hóa đúng thời điểm, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào... Tuy nhiên với Dân số Việt Nam đang già đi nhanh chóng và mức lương đang tăng lên. Cải cách thể chế chưa đột phá .. cùng với các bất ổn, xung đột chính trị tại nhiều nơi trên thế giới đang đặt ra những thách thức chưa từng có. 

Theo các chuyên gia, giai đoạn 2021-2030 là thời mốc quan trọng và mở ra nhiều cơ hội phát triển cho kinh tế nước ta. Do vậy giai đoạn này cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu để tăng năng suất lao động cũng như đẩy mạnh khoa học công nghệ 4.0 vào trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tận dụng khơi thông tốt mọi nguồn lực của nền kinh tế.

Bên cạnh đó tiếp tục thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Và đặc biệt phải tạo ra sân chơi bình đẳng cho cả 3 loại hình doanh nghiệp, chú trọng hơn nữa chính sách cho khu vực tư nhân, đề cao vai trò của các “sếu đầu đàn”.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Diệu Huyền -

Thế Anh