Trước giờ bấm nút: Hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình lâu nay vẫn luôn là vấn đề nhức nhối… đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp luôn phải nỗ lực tìm ra các biện pháp hữu hiệu để xử lý triệt để. Cũng vì thế, mục tiêu của việc sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành là nhằm hoàn thiện thể chế về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người...

Luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, cũng như lấy ý kiến góp ý, tham vấn rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các chuyên gia trong và ngoài nước, đánh giá tác động các chính sách mới được bổ sung. Tại kỳ họp thứ 4 đang diễn ra, Dự thảo Luật phòng chống BLGĐ (sửa đổi) đã tiếp tục được đưa ra thảo luận một lần nữa và sẽ được xem xét, thông qua.

Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) là một luật khó, có phạm vi rộng, hàm chứa các vấn đề liên quan đến quyền con người, cũng như nhiều vấn đề đang được điều chỉnh bởi các luật khác. Do đó để thiết kế được những điều luật mới vừa đảm bảo sự kế thừa, vừa hợp lý, thống nhất không phải việc đơn giản. Tuy nhiên bám sát nguyên tắc “lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm”, qua quá trình tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đến nay, dự thảo luật đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Đặc biệt đã có nhiều quy định được đánh giá là điểm mới đáng chú ý tạo nên khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình.

Vậy các điểm mới của dự thảo luật là gì? Sự cần thiết, tính phù hợp, khả thi của những chính sách, quy định mới được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi đề cập trong chương trình hôm nay với chủ đề “HOÀN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH”.

Cùng bàn luận về chủ đề này chúng tôi đã mời đến trường quay các vị khách mời: 
1. Bà HÀ THỊ NGA – Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
2. Ông KHUẤT VĂN QUÝ, Phó Vụ Trưởng Vụ Gia đình – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
3. PGS.TS TRẦN THỊ MINH THI - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Diệu Huyền