Tiêu điểm: Túi nilon dùng 1 lần - Tiện dụng cao nhưng ô nhiễm lớn

Nhận thức được tác hại của rác thải nhựa với môi trường và biến đổi khí hậu, thời gian qua phong trào nói không với rác thải nhựa phần nào đã tác động tích cực đến ý thức của người dân, nhưng theo đánh giá vẫn chưa thực sự lan toả đến từng nhà, từng người.

TÚI NILON DÙNG 1 LẦN - TIỆN DỤNG CAO NHƯNG Ô NHIỄM LỚN

Các chợ truyền thống, quán ăn vẫn còn sử dụng tràn lan túi nylon. Nhiều quy định, chính sách được đưa ra nhằm hạn chế thực trạng này. Tuy nhiên, phải chăng vẫn đang tồn tại một khoảng trống rất lớn từ chính sách đến thực tế?

Qua các số liệu khảo sát, dù là mặt hàng chịu thuế, nhưng ở nước ta số lượng túi nilông thải bỏ ra môi trường ngày càng tăng và tăng rất mạnh (gấp 5 lần từ 2008 đến 2017). Trái với thực tế, lượng túi được đánh thuế nộp vào ngân sách lại ngày càng giảm (giảm 23% từ 2014 đến 2017). Với nghịch lý ấy, nhiều chuyên gia đặt ra câu hỏi: quy định đánh thuế để hạn chế túi nilon: chính sách liệu có “bất lực” ?

Rõ ràng, chính sách đã có, nhưng để giải quyết được nghịch lý từ chính sách đến thực tế này, hạn chế việc sử dụng túi nilon khó phân hủy một cách tràn lan, cần phải xem xét kĩ và đề xuất các giải pháp thực thi thế nào cho hiệu quả. Sau đây mời quý vị và các bạn cùng nghe ý kiến của một số chuyên gia về vấn đề này.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!