Thời gian tới, tình hình khiếu nại chắc chắn sẽ phức tạp!

Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 4/7 tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát do Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm trưởng đoàn, đã làm việc với thành phố Hà Nội về “việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021”

Một trong những vấn đề đặt ra là Hà Nội phải giải quyết quyết liệt, rốt ráo các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài. Trong 5 năm qua, tình hình khiếu nại, tố cáo tại Hà Nội vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp; số vụ khiếu nại, tố cáo tăng khoảng 8,1% so với giai đoạn 2010 -2015. Các cơ quan hành chính tại Hà Nội đã tiếp thường xuyên với 1.395 lượt đoàn đông người/119 vụ việc. Các đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chủ yếu trong lĩnh vực quản lý đất đai, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng. Các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp vẫn còn phát sinh. Số vụ khiếu nại, tố cáo đủ điều kiện xử lý nhưng chưa thụ lý còn lớn (với hơn 2.200 đơn).

Bà TRẦN THỊ HOA RY, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội: Vấn đề dễ phát sinh là đất đai, thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng. Chẳng hạn như vấn đề triển khai vành đai 4 tới đây dễ phát sinh khiếu nại tố cáo, thì các đồng chí rút kinh nghiệm vấn đề này thế nào ?”

Ông NGUYỄN TRỌNG ĐÔNG, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội: "Riêng Vành đai 4 tới đây mà thu hồi đất phải liên quan tới hơn 20 nghìn hộ, trong đó hơn 1 nghìn hộ thu hồi về đất ở phải tái định cư, rồi mồ mả nữa, lượng giải phóng mặt bằng rất lớn. Trong thời gian tới báo cáo các đồng chí dự báo tình hình khiếu nại không biết có tăng không nhưng chắc chắn sẽ phức tạp.”

Ông ĐỖ VĂN ĐƯƠNG, Chuyên gia: “Các vụ việc phức tạp đông người, kéo dài lên Trung ương mà chưa giải quyết được , tiến độ giải quyết dứt điểm là khi nào chứ không thể kéo dài mãi?

Các thành viên đoàn giám sát cũng cho rằng, người đứng đầu 1 số cơ quan đơn vị chưa thực hiện việc tiếp công dân định kỳ đầy đủ, trong đó, tỷ lệ tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND 3 cấp đều không vượt quá 50%. Việc nhầm lẫn trong xử lý, phân loại đơn giữa phản ánh, kiến nghị với khiếu nại cũng gây ra khiếu kiện kéo dài .

Ông HOÀNG ANH CÔNG, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội:Phải chăng chúng ta coi nhẹ thanh tra trách nhiệm vấn này? Vì vậy cần đánh giá sâu hơn về kết quả thanh tra trách nhiệm, xử lý cán bộ và định hướng thời gian tới để làm chuyển động công tác này .”

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chia sẻ với Hà Nội là một địa bàn phát triển mạnh mẽ, công việc nhiều, khối lượng lớn, khiếu nại, tố cáo ngày càng phức tạp, do đó còn tình trạng khiếu kiện không có hồi kết , không có điểm dừng đơn đề nghị tái thẩm . Đề nghị thành phố chỉ đạo người đứng đầu các cơ quan thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc tiếp công dân; t ăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, nhất là những lĩnh vực phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo phức tạp .

Phó Chủ tịch Quốc hội TRẦN QUANG PHƯƠNG: Đề nghị các đồng chí chỉ đạo rốt ráo, quyết liệt bởi vì số đơn thư chưa xử lý còn lớn sẽ có tình trạng là việc cũ chưa xong, việc mới đã chồng lên thì không biết bao giờ có hồi kết? Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đến với người dân bằng tất cả tình cảm, trách nhiệm của mình trước nỗi trăn trở, suy tư trước nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, c hứ dân hỏi ta trả lời điều căn cứ Điều a, điều b luật này, luật khác đề nghị bác cô chú về nghiên cứu là thế nào, làm sao người ta cũng hỏi.” 

Nhắc lại câu nói của nguyên Thủ tướng Chính phủ, nay là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi làm việc với Hà Nội, “Hà Nội nếu không vội sẽ không xong”, Trưởng đoàn giám sát tin tưởng, Hà Nội sẽ đoàn kết, thống nhất cao, giữ vững nguyên tắc linh hoạt trong xử lý các vấn đề, trong đó có giải quyết khiếu nại tố cáo./.

Dương Dung