• 1094 lượt xem
  • 19:58 12/08/2023
  • Xã hội

Sinh con trai là nghĩa vụ của phụ nữ Mông?

Những câu chuyện lạc hậu ngày xưa khi cố phải sinh con trai để có cháu đích tôn, nối dõi tông đường tưởng chừng không còn nữa trong đời sống hiện đại. Thế nhưng, thực tế này vẫn tồn tại, ăn sâu vào các thế hệ của nhiều gia đình, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk.

Dù đứa con thứ 5 đang phải bồng bế, nhưng chị Lý Thị Trợ, ở buôn H Mông, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk lại đang mang bầu đứa thứ 6. Vì tìm kiếm con trai nên anh chị không dùng biện pháp tránh thai. Dù sống trong căn nhà lụp xụp, không có gì đáng giá, không cơm ăn, áo mặc nhưng vẫn sinh con đông. Mấy đứa con, đứa thì bỏ học, đứa thì lấy chồng sớm.

Với người Mông, sinh con trai gần như là nghĩa vụ của phụ nữ. Dù hoàn cảnh khó khăn, đã có 8-9 đứa con gái vẫn cố sinh bằng được con trai. Bởi họ quan niệm từ lâu đời, con trai là người chăm sóc bố mẹ lúc về già, thờ cúng tổ tiên. Chính vì nặng nề hủ tục nên nhiều hộ dù tích cực tham gia vào các buổi tuyên truyền nhưng lại không thực hiện theo. Đơn cử như chị Vàng Thị Xuân, vì uống thuốc tránh thai không hợp. Chồng chị cũng không chịu phòng tránh nên chị lại sinh con vỡ kế hoạch. Để có con trai, có anh em nên chị đã sinh 8 đứa con.

Tháng nào chúng tôi cũng đi tuyên truyền nhưng khó khăn ở suy nghĩ của người dân. Tư tưởng phải có con trai ăn sâu vào người dân. Sau khi có con trai phải có anh em nữa mới được. Nếu 1 đứa con trai cũng chưa được. Họ suy nghĩ từ xưa nay ăn sâu vào rồi nên rất khó tuyên truyền

Việc cố gắng sinh con trai để nối dõi bất chấp hoàn cảnh đã làm gia tăng dân số nhanh chóng và gây mất cân bằng giới tính, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chính sách an sinh của các địa phương. Là tỉnh có mức sinh cao, mỗi năm Đắk Lắk có hơn 32.000 trẻ em được sinh ra. Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 28%, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Kim Liên -

Việt Bảo