Sách giáo khoa làm nóng nghị trường

Tuần qua, Quốc hội dành 1,5 ngày để thảo luận về tình hình thực hiện phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, nửa nhiệm kỳ vừa qua, kế hoạch năm 2024 và nửa cuối nhiệm kỳ. Bên cạnh việc mổ xẻ các vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ để hoàn thành các chỉ tiêu nền kinh tế cho năm nay và cả nhiệm kỳ, thì nhiều đại biểu Quốc hội dành sự quan tâm tới lĩnh vực giáo dục, nhất là vấn đề biên soạn sách giáo khoa. Vấn đề đặt ra là Nhà nước có cần biên soạn 1 bộ sách giáo khoa bên cạnh các bộ sách xã hội hoá hay không?

Mới đây, Đoàn giám sát của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đưa ra kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần biên soạn 1 bộ sách giáo khoa để đảm bảo chất lượng.

Tranh luận về kiến nghị này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, xã hội hóa SGK là chủ trương đúng đắn nhằm tranh thủ chất xám của xã hội để phục vụ cho cải cách giáo dục. Những vấn đề về SGK phải nhìn nhận theo hướng làm thế nào để thắt chặt kiểm định chất lượng, cơ chế giá, chứ không chỉ là vai trò ai biên soạn.

Cuộc tranh luận xung quanh đề xuất "Bộ Giáo dục & Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa" vẫn chưa có hồi kết. Trong khi đó, vấn đề giá sách giáo khoa tăng cao hay một số tranh luận về nội dung sách thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

 

Phan Hằng -

Minh Công