Phạt việc ghi âm, ghi hình không phép tại toà: Có đi ngược với công khai, minh bạch?

Ngày 18/8 vừa qua, với 100% tỷ lệ tán thành, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Quy định nhận được sự quan tâm lớn nhất là sẽ xử phạt hành vi ghi âm, ghi hình khi không được sự cho phép.

Một trong những quy định của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng là phạt 7-15 triệu đồng khi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên xét xử vụ án dân sự, hành chính. Quy định này được xem là cần thiết để bảo vệ quyền riêng tư của con người.

Nhìn lại vụ ly hôn của vợ chồng đại gia cà phê Trung Nguyên tốn không ít giấy mực của báo chí, hàng triệu con mắt đã đổ dồn về phiên toà xét xử, nắm rõ tường tận mọi mâu thuẫn, xích mích giữa cũng như tài sản của vợ chồng vị đại gia này thông qua những clip phát tán rộng rãi trên mạng xã hội. Từ đây, nhiều bình luận ác ý, mỉa mai thậm chí là cười cợt trên nỗi đau và bi kịch của một gia đình tan vỡ. Việc này như xát muối vào những người trong cuộc thêm một lần nữa. Do đó, việc ghi âm, ghi hình người tham gia tố tụng cần phải có sự cho phép của họ và của chủ toạ phiên toà là một quy định đúng đắn và cần thiết.

Cùng 2 vị khách mời bàn thêm về chủ đề này:

Tiến sỹ NGUYỄN CHÍ CÔNG - Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Toà án nhân dân tối cao. Ông Công là người tham gia vào quá trình xây dựng pháp lệnh này.

Luật sư, Tiến sĩ PHẠM HUỲNH CÔNG - Nguyên Kiểm sát viên, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ông là người có nhiều năm gắn bó với công tác xét xử.

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi video!