Pháp luật và đời sống: Hành lang pháp lý để phát triển bền vững ngành chăn nuôi

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Luật Chăn nuôi. Luật quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản lý Nhà nước về chăn nuôi.

Cụ thể, luật nghiêm cấm bơm nước vào thịt gà, vịt nhằm gian lận thương mại; Điểm mới nổi bật của Luật Chăn nuôi 2018 so với pháp lệnh về giống vật nuôi 2004 là việc quy định riêng một mục tại Chương V về việc phải đối xử nhân đạo với vật nuôi. Trong đó, phải gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; Điều 4 của luật quy định, sẽ sớm di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; Tại Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018, hành vi chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường cũng là hành vi bị nghiêm cấm đầu tiên trong luật.

Bên cạnh 6 điều kiện chăn nuôi trang trại, Luật Chăn nuôi 2018 quy định chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng 3 yêu cầu sau đây:

+ Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

+ Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

+ Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

Luật còn quy định  xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi. Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020.

Trong 4 năm qua,  việc triển khai thực hiện Luật Chăn nuôi đã đạt được kết quả như thế nào? 

Cùng bàn luận về vấn đề này với 2 vị khách mời:

- Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;

- Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Thảo Nguyên -

Khánh An