Nhiều kiến nghị liên quan đến trợ cấp thai sản trong chính sách BHXH tự nguyện

Cho ý kiến đối với Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), nhiều đại biểu tập trung vào việc điều chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội liên quan đến chế độ thai sản. Theo đó, không chỉ nâng mức trợ cấp thai sản mà còn tránh việc trục lợi bảo hiểm thai sản. Đây là nội dung đáng chú ý trong khuôn khổ phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Hội đồng dân tộc của Quốc hội tổ chức vào chiều 10/10 tại Đà Nẵng. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K'Đăm chủ trì phiên họp.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi lần này có điểm sáng về trợ cấp thai sản cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hiện chính phủ có Nghị định trợ cấp tiền mặt 1 lần cho đối tượng phụ nữ nghèo sinh con ở vùng dân tộc thiểu số, sinh con đúng chính sách là 2 triệu đồng, áp dụng từ năm 2015. Theo nhiều đại biểu, mức này hiện nay là thấp. Mà nếu vẫn giữ mức 2 triệu đồng trong Luật sửa đổi lần này, khi Luật được đưa vào cuộc sống thì chính sách đã áp dụng được 10 năm, không còn phụ hợp với mức sống

Cũng là trợ cấp nhưng dự thảo cần nghiên cứu theo hướng dùng “mức hưởng” chế độ thai sản theo mức tiền đóng để đúng theo nguyên tắc đóng nhiều thì hưởng nhiều, đóng ít thì hưởng ít. Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu trường hợp lợi dụng chính sách thai sản để làm lợi cho cá nhân. Ví dụ như mới bắt đầu mang thai thì xin vào làm trong công ty, đủ 6 tháng thì nghỉ thai sản để được hưởng chế độ, sau khi sinh xong thì không đi làm lại công ty cũ.  

Ngoài ra, để tăng tính hấp dẫn thì nên chăng Dự thảo luật còn nghiên cứu những quyền lợi khác đi kèm như được nghỉ việc để đi khám thai, nghỉ việc khi thực hiện biện pháp tránh thai, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, nghỉ việc khi đình chỉ thai nghén… Đây đều là những lợi ích rất cần thiết đối với lao động nữ khi mang thai.

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết! 

Mỹ Phượng -

Lê Quang