Nghị viện thế giới: Điều trần về trí tuệ nhân tạo và tác động với vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ (Phần 1)

Từ vài năm trở lại đây, với cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, chúng ta đã nhắc nhiều tới khả năng máy móc thay thế con người trong tương lai không xa. Tuy vậy, chúng ta vẫn luôn tự tin rằng trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, trí tuệ nhân tạo AI còn lâu mới đạt được năng lực như con người.

Thế nhưng gần đây, suy nghĩ này đang bị lung lay, khi chúng ta tận mắt chiêm ngưỡng những bức tranh do trí tuệ nhân tạo vẽ, lắng tai nghe những bản nhạc do trí tuệ nhân tạo viết ra. Không chỉ có thể viết những hợp đồng kín kẽ, phải thừa nhận trí tuệ nhân tạo cũng có thể sáng tạo ra những bài thơ, đoạn văn gợi hình ảnh và cảm xúc.

Với sự tham gia của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực nghệ thuật, cuộc “cách mạng” này cũng đặt ra những câu hỏi về pháp lý, cụ thể là trong lĩnh vực luật bản quyền. Luật bản quyền giờ phải đối mặt với một câu hỏi khó: những nội dung đó có thật sự do con người tạo ra hay do máy móc, và có thể đăng ký bản quyền cho nó hay không?

Hiện nay, hầu hết luật sở hữu trí tuệ của các quốc gia trên thế giới đều chưa công nhận trí tuệ nhân tạo là đối tượng của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hay nói cách khác những sản phẩm do trí tụệ nhân tạo AI tạo ra không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhiều nghệ sĩ và công ty sở hữu nội dung sáng tạo phản đối gay gắt việc cấp bản quyền cho chủ sở hữu hoặc người dùng trí tuệ nhân tạo AI, trong khi nhiều người cho rằng nếu những người sáng tạo nội dung dựa trên AI và chủ sở hữu của những hệ thống AI này được cấp bản quyền, họ sẽ thu được những lợi ích to lớn, ước tính lên đến hàng tỉ USD.

Trong bối cảnh này, Thượng viện Mỹ tổ chức một phiên điều trần, trong đó tiếp tục đưa ra nhiều ý kiến xung quanh nội dung này.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Hồng Nhung