"Ngày xưa chỉ học một bộ sách giáo khoa, chỉ ăn khoai sắn cũng nên người" nhưng thời nay đã khác

Sáng 1/11, phát biểu tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy - Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng bày tỏ quan điểm tranh luận với quan điểm của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp về cơ sở giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì biên soạn một bộ sách giáo khoa…

Đối với ý kiến cho rằng Nghị quyết 88 là Nghị quyết gốc, đại biểu Thúy khẳng định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không hề có khái niệm nghị quyết gốc và cũng không hề phân biệt cấp độ của các nghị quyết của Quốc hội. 

Đại biểu cho rằng, thay vì giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa thì việc tập trung chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa cho trẻ em khiếm thính, khiếm thị, sách giáo khoa dạy tiếng dân tộc thiểu số mới là việc cấp thiết hơn. 

Bên cạnh đó, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo có đứng ra tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa hay không thì bộ sách ấy cũng phải được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ sách giáo khoa do các tổ chức, cá nhân khác biên soạn.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số