Ngành tái chế trở thành mắt xích không thể thiếu trong chuỗi giá trị tuần hoàn

Rác thải nhựa đang là một trong những vấn nạn nhức nhối trên khắp thế giới. Do đó, tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng mà cộng đồng doanh nghiệp rất chú trọng. Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang xúc tiến đầu tư, xây dựng các nhà máy xử lý nhằm đưa ngành tái chế rác thải nhựa trở thành mắt xích không thể thiếu trong chuỗi giá trị tuần hoàn.

Do đó, tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng mà cộng đồng doanh nghiệp rất chú trọng. Cũng chính vì lý do đó, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang xúc tiến đầu tư, xây dựng các nhà máy xử lý nhằm đưa ngành tái chế rác thải nhựa trở thành mắt xích không thể thiếu trong chuỗi giá trị tuần hoàn. 

Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển môi trường sức khỏe, nếu như trong năm 1990, tại Việt Nam, khối lượng tiêu thu các sản phẩm nhựa là 3,8kg/người/ năm thì đến năm 2018 con số đã tăng lên hơn 41 kg. 

Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia gây ô nhiễm lớn với khoảng 3 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra. Tình trạng này dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn với quá trình đô thị hóa nhanh chóng cùng với sự gia tăng kinh tế và dân số.

Cũng chính vì lý do đó, nhiều doanh nghiệp tái chế trong nước đã tìm kiếm các nhà tư có tiềm lực, có công nghệ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để đầu tư, xây dựng các nhà máy tái chế tại Việt Nam.

Việc thúc đẩy hợp tác đầu tư này sẽ đóng góp vào các giải pháp cấp thiết cho vấn đề rác thải nhựa đang gia tăng tại Việt Nam. Hơn nữa, nó sẽ tạo ra một số lượng đáng kể việc làm xanh, cải thiện an sinh xã hội và bảo đảm quyền lợi cho nhiều lao động thu gom phi chính thức. Rõ ràng, đây là một trong những dự án có tác động tích cực đến môi trường và sự thành công hướng tới nền kinh tế xanh.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!  

Tuấn Anh