Nét cổ xưa hòa cùng chi tiết xuống cấp, các di tích vẫn phải đợi kinh phí trùng tu, tôn tạo

Trải qua chiều dài lịch sử, do điều kiện thời tiết, khí hậu nóng ẩm nên các di tích thường xuống cấp nhanh chóng. Hầu hết di tích ở nước ta đều được làm từ chất liệu gỗ, theo quy trình thông thường 10 năm phải tu bổ nhỏ ít nhất 1 lần, 20 năm tu bổ vừa và 40 năm tu bổ tổng thể. Vì vậy kinh phí cho hoạt động tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích luôn là câu chuyện được quan tâm.

Hệ thống tường bao đình nứt và nghiêng ngả, rêu mốc;

Các chi tiết hoa văn trạm bị gãy không còn nguyên vẹn;

Nền đình sụt lún, nứt ,vỡ xuống cấp;

Hệ thống cột kèo đã bị mục;

Hệ mái lợp cũng theo năm tháng bị sụt lún, vỡ gây dột khi trời mưa...

Những hình ảnh trong khuôn viên Đình Tập Lục thuộc xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ khiến chúng ta không khỏi tiếc nuối khi bước vào ngôi Đình đã tồn tại gần 3 thế kỷ. Đình Tập Lục nằm trong quần thể các di tích thờ thần núi và các Vua Hùng, đình có kiến trúc kiểu chữ Đinh, được phục hồi năm 1995, đến nay đã bị mối mọt và xuống cấp trầm trọng.

Đình Hùng Lô - quần thể di tích có giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật trên vùng Đất Tổ đến nay vẫn bảo tồn vẹn nguyên giá trị nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao đặc trưng thời Hậu Lê trên gỗ. Thế nhưng bên cạnh những nét cổ xưa còn lắng đọng, thì cũng thấy rất rõ tình trạng xuống cấp trầm trọng của ngôi đình, mối mọt đã ăn sâu vào bên trong trụ, nhiều cánh cửa phụ, các chi tiết nhiều chỗ bị hư hỏng cần thay thế.

Tuy nhiên, hiện nay, ngân sách nhà nước hàng năm cho công tác bảo tồn, chống xuống cấp di tích vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tế. Còn nhiều di tích bị hư hỏng qua thời gian, nhưng chưa được cấp kinh phí tu bổ. 

Nội dung chi tiết, mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chương trình!

Bích Liên