Mua bán tài khoản ngân hàng là tiếp tay cho tội phạm

Tiếp tục về câu chuyện lừa đảo trên không gian mạng, giả danh cán bộ ngân hàng lừa đảo vừa bị Công an tỉnh Bắc Giang triệt phá, theo khai nhận của các đối tượng, họ sử dụng tài khoản không chính chủ để rút tiền, chiếm đoạt. Việc quản lý tài khoản và kiếm lợi nhuận từ việc mua bán tài khoản đang thu hút nhiều người tham gia, nhất là các bạn trẻ.

200 đến 400 ngàn đồng 1 tài khoản, số lượng không giới hạn, khuyến khích mọi người mở nhiều tài khoản. Những lời chào mời hấp dẫn luôn thu hút nhiều người tham gia.

Sinh viên này cũng đã mở hàng chục tài khoản ngân hàng và bán lại để kiếm tiền chi tiêu.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay có khoảng 20 group dạng này với sự tham gia của khoảng 50 nghìn người. Phần lớn đứng phía sau các group này là các đối tượng chuyên thu gom, làm giả các loại thẻ ngân hàng. Chẳng hạn nhóm đối tượng vừa bị công an tỉnh Bắc Giang triệt phá, cũng đã tạo ra nhiều group giả danh ngân hàng, giả danh cán bộ ngân hàng đang chạy chỉ tiêu để tìm người mở thẻ và mua lại.

Theo cơ quan công an, những tài khoản này đều không chính chủ, khiến công tác đấu tranh ngăn chặn sau khi phát hiện vụ việc lừa đảo là rất khó khăn. Việc yêu cầu phía ngân hàng dừng giao dịch hay phong tỏa tài khoản của khách hàng phải tuân thủ chặt chẽ trình tự của pháp luật. 

Người mua tài khoản ngân hàng là vi phạm về tội hình sự “Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng”; còn những người mở và bán các tài khoản ngân hàng cho các đối tượng thường sẽ rơi vào bi kịch kép: Bị lộ lọt, mất thông tin cá nhân, đồng thời là người liên quan hoặc tiếp tay cho nhóm lừa đảo trong các vụ án nếu bị phát giác.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Duy Hoàn -

Quang Anh -

Thế Anh