Loay hoay giữa bài toán thiếu cát và nỗi lo sạt lở

Hiện nay, nhiều dự án trọng điểm của nhiều địa phương ở đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó đặc biệt là các dự án đường cao tốc đang gặp phải bài toán thiếu cát xây dựng, cát đắp nền. Rất nhiều giải pháp được các bộ ngành đưa ra để giải bài toán này.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo sợ nếu cứ chạy theo hướng tăng khối lượng khai thác cát ở những dòng sông lớn như sông Tiền và sông Hậu sẽ dễ làm tình trạng sạt lở các khu vực này ngày càng nghiêm trọng hơn.

Để phục vụ nguồn cát cho các dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía đông, mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các tỉnh có nguồn dự trữ cát lớn như An Giang, Đồng Tháp sớm nâng công suất các mỏ đang khai thác và đẩy nhanh thủ tục để khai thác các mỏ mới. Theo tỉnh An giang, mặc dù hiện nay dù nhu cầu cát là rất lớn tuy nhiên cũng phải cần căn nhắc kỹ lưỡng vấn đề này.

Sự lo lắng của tỉnh An Giang là có lý do, bởi khai thác cát là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng sạt lở và An Giang hiện cũng là tỉnh có số lượng điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng.

Theo nhiều chuyên gia, lượng dự trữ cát còn nhiều nhưng nếu vẫn duy trì khai thác cát không bền vững như hiện nay, trong tương lai, nguồn cát ở ĐBSCL sẽ cạn kiệt và tình trạng sạt lở sẽ diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì thế, rất cần có những giải pháp căn cơ hơn. Ngân hàng cát được xem là giải pháp khá bền vững trong giai đoạn này.

Bên cạnh ngần hàng cát, nhiều chuyên gia cũng đề nghị xem xét, nghiên cứu việc sử dụng các vật liệu thay thế như cát nghiền từ đá, tro xỉ,... để cung ứng cho các dự án đường cao tốc và các công trình dân dụng, tránh tình trạng khai thác cát quá mức dẫn đến thay đổi hình thái ở các dòng sông, gây nên tình trạng sạt lở.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Trung Hiếu