Làm rõ hạn chế trong thiết kế chính sách tiền tệ

Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã góp phần không nhỏ trong việc phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, không phải tất cả các chính sách đều có hiệu quả và tác động nhanh chóng đến doanh nghiệp. Những hạn chế trong khâu thiết kế, và "vướng mắc trong tổ chức thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ" cũng được tập trung làm rõ trong phiên làm việc sáng 19/3, giữa đoàn giám sát và một số bộ, ngành, cơ quan trung ương.

Thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% từ các ngân hàng thương mại, đến cuối tháng 11/2023, số tiền hỗ trợ lãi suất lũy kế chỉ đạt gần 1.099 tỷ đồng cho 2.249 khách hàng. Mới có khoảng 13% khách hàng đáp ứng điều kiện thụ hưởng chính sách, 67% khách hàng trong số này phản hồi không có nhu cầu được hỗ trợ.

Theo đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, do điều kiện để được hưởng chính sách chưa rõ ràng, nên khó triển khai trên thực tế. Đặc biệt là tiêu chí doanh nghiệp “có khả năng phục hồi”.

Thành viên đoàn giám sát đề nghị các bộ, ngành có báo cáo rõ hơn về việc thiết kế chính sách, trong một số trường hợp đưa ra các tiêu chí không sát đối với hoạt động doanh nghiệp.

Kết luận phiên làm việc, Phó Chủ tịch quốc hội Nguyễn Đức Hải ghi nhận những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân theo báo cáo của các bộ, ngành trong quá trình triển khai thực hiện chính sách. Các đề xuất, kiến nghị sẽ tổng hợp vào báo cáo giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát trình Quốc hội. Đây là những vấn đề cần đánh giá rút kinh nghiệm trong việc ban hành và triển khai các chính sách. Nhất là các chính sách ban hành trong tình hình đặc biệt để xử lý tình huống đặc biệt, cấp bách.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Thanh Nga -

Nguyễn Duyên -

Ngọc Tuấn