Vì sao Ngân hàng Nhà nước thay đổi cơ chế điều hành room tín dụng trong năm 2024?

Năm 2023, "mặt bằng lãi suất cho vay" đã lùi về mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Bước sang năm 2024, hạn mức tín dụng cũng đã được cấp hết, ngay từ những ngày đầu năm cho các ngân hàng thương mại; với định hướng: tăng trưởng khoảng 15%. Tương ứng với 2 triệu tỉ đồng sẽ được đẩy ra cho nền kinh tế trong năm 2024. Thông tin trên -được đại diện Ngân hàng nhà nước đưa ra, tại buổi Họp báo sáng nay, về triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024. Ghi nhận của phóng viên THQHVN.

Đến cuối năm 2023, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13,5%. Lý giải về quyết định của NHNN về thay đổi hướng điều hành, tại buổi họp báo Vụ trưởng Chính sách Tiền tệ Phạm Chí Quang cho biết, Việt Nam là nước có tỷ lệ tín dụng/GDP cao nhất trong nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp theo WB. Với xu hướng tổng cầu tiếp tục suy giảm, NHNN nhận thấy cần phải giao ngay tăng trưởng tín dụng.

Tuy cấp toàn bộ hạn mức vào đầu năm nhưng PTĐ NHNN cho biết con số 15% không phải con số cố định. Tức là nếu nền kinh tế có nhu cầu và vẫn kiểm soát tốt kinh tế vĩ mô thì sẽ tăng 16%. Nhưng điều kiện đi kèm là phải đảm bảo cấp tín dụng đúng đối tượng và an toàn hệ thống.

Với hướng điều hành mới này, năm 2024 NHNN sẽ tăng cường giám sát dòng vốn của các ngân hàng. Ngoài ra, đối với những biến động trên thị trường vàng thời gian qua, NHNN cho biết, cơ quan điều hành không khuyến khích kinh doanh vàng miếng, không chấp nhận sự chênh lệch giá quá lớn giữa vàng trong nước và quốc tế, giữa vàng SJC và các loại vàng miếng khác. Tất cả vấn đề này sẽ được xem xét trong sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP,sẽ trình Chính phủ vào tháng 1/2024.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Thùy Trang -

Thanh Tùng