Góc nhìn hôm nay: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử

Những năm qua người dân đã biết sử dụng quyền của người tiêu dùng như thế nào? Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong môi trường mua bán trực tiếp đã khó, vậy qua các nền tảng bán hàng trực tuyến thì như thế nào? Các đơn vị chức năng, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình chưa? Những bất cập về quy định pháp luật đang cần lời giải.

Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra, nhất là khi Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường của Quốc hội khảo sát về việc thực hiện chính sách Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại một số bộ ngành, địa phương trong cả nước, làm tiền đề cho việc thẩm tra dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 4. 

NGƯỜI TIÊU DÙNG CHƯA BIẾT BẢO VỆ MÌNH

Hai năm trở lại đây, người tiêu dùng đã thích ứng và hào hứng mua sắm trực tuyến bởi những hữu ích mà các kênh mua sắm online này mang lại: “Giá cả phải chăng; Mẫu mã đa dạng; Tiết kiệm thời gian"

Tuy nhiên, chính bởi sự đơn giản, thuận tiện này mà nhiều trang Web, người bán đã trà trộn các sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Năm 2021, lực lượng chức năng của Bộ Công thương đã gỡ bỏ:  7.561 gian hàng với 18.725 sản phẩm vi phạm.

Bộ Công thương cũng yêu cầu các sàn thương mại điện tử rà soát và gỡ bỏ 13.796 sản phẩm, thiết bị hỗ trợ điều trị Covid-19 như: Kit test Covid-19, thiết bị đo SPO2,.. có dấu hiệu vi phạm trên 4.216 gian hàng. 

Đáng chú ý: Nhiều người tiêu dùng dù chịu thiệt nhưng vẫn chưa biết đến và chưa sử dụng quyền bảo vệ người tiêu dùng của mình.

Chị PHÙNG THỊ ÁNH NGUYỆT, Phố Văn Cao, Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng: “Mình không để ý Luật, thường thì mình mua sản phẩm về nếu cso vấn đề hoặc đi kiểm tra nếu nó hết hạn thì mình bỏ đi thôi, còn nếu sử dụng mà đau bụng ấy thì cũng chỉ mua thuốc uống thôi, không biết Luật bảo vệ môi trường để khiếu kiện gì cả.” 

Chị HỒ NHẬT THU, Thành phố Hà Nội: “Mình chưa nắm được Luật rõ ràng, nhìn thì đọc đấy thôi nhưng nếu mình đi mua về, nếu không ưng thì bỏ đi vì không biết tìm cơ quan chức năng nào để bảo vệ.” 

Trong giai đoạn 2014 – 2020, Mỗi năm bộ Công thương tiếp nhận và xử lý khoảng 1.500 – 2000 vụ/ năm. Từ năm 2013, qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Bộ Công thương đã tiếp nhận và xử lý khoảng 200 khiếu nại/năm liên quan đến thương mại điện tử. Còn tại các địa phương, ngoài các cấp Hội thì Cục quản lý thị trường là cơ quan tiếp nhận những khiếu nại, tố cáo của người dân nhưng ngay tại các thành phố lớn. cũng chỉ tiếp nhận 1 vụ/ vài năm, nhưng cũng không thể giải quyết vì cửa hàng bị khiếu nại đã đóng cửa, nghỉ không kinh doanh.

Ông NGUYỄN THẾ HƯNG, Cục phó Cục Quản lý thị trường thành phố Hải Phòng: “Người tiêu dùng nhỏ lẻ, tâm lý ngại nên chắc thông qua Hội Bảo vệ người tiêu dùng.”

Bà VŨ THỊ MAI, Thứ trưởng Bộ Tài Chính: “Người tiêu dùng sẽ truy vết các sản phẩm thông qua hóa đơn điện từ.” 

Tăng trưởng nhanh, thách thức mới, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên nền tảng trực tuyến chưa bao giờ nóng như lúc này trong khi các quy định của pháp luật chưa kịp điều chỉnh cho phù hợp. 

Các địa phương quan tâm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như thế nào?

CẦN QUAN TÂM BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG 

Để chuẩn bị cho kỳ họp Thường vụ vào trung tuần tháng 8, cho ý kiến về dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường đã tổ chức đoàn khảo sát, làm việc với 8 địa phương và 2 bộ Công Thương và Tài chính. Rất nhiều vấn đề đã được đặt ra, đặc biệt, vẫn còn tình trạng báo cáo đẹp và kiến nghị sửa đổi Luật chung chung, nhiều thành viên nhìn nhận, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn nhiều hạn chế. Chúng tôi đã phỏng vấn bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Danh dự Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam.

Thưa bà, sự tăng trưởng nhanh chóng của các nền tảng trực tuyến đã đặt ra những thách thức mới cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dung, trong khi các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này còn chưa kịp điều chỉnh cho phù hợp. Bà có thể chia sẻ những bất cập trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng qua góc nhìn của chuyên gia?

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử được các địa phương đánh giá là còn nhiều lỗ hổng, nhiều hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng do mua hàng trực tuyến khi được phản ánh đến các cơ quan chức năng, Hội đo lường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các tỉnh, thành phố rất khó kiểm tra, xác minh và xử lý. Mời quý vị theo dõi một vài ý kiến mà chúng tôi đã ghi nhận.

1/ Ông NGUYỄN MẠNH HÙNG, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam: “Hà Nội chỉ có cấp tỉnh, không có cấp quận huyện vậy người tiêu dung biết kêu ai, hơn nữa hội hoạt động chưa hiệu quả, Hội Hà Nội lại không thuộc Trung ương hội nên chúng tôi không biết hội làm những gì?”

2/ Ông TẠ ĐÌNH THI, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: “Có nơi sở công thương giao cho phòng thương mại, ở Hà Nội thì giao cho kế hoạch tài chính, cán bộ kiêm nhiệm phòng kế hoạch tài chính không thể dồn hết tâm sức vào công tác này, chúng tôi cho rằng tổ chức bộ máy của chúng ta không chỉ riêng Hà Nội mà nói chung các địa phương cũng phải xem xét sao bố chỉ con người cho nó đúng.” 

3/ Ông TRẦN VĂN KHẢI, Ủy viên Thường trực, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: “Từ 2011 đên giờ đã bố trí nguồn lực như thế nào, mỗi năm bao nhiêu tỷ, năm trước cao hơn năm sau bao nhiêu, Bộ Tài Chính đánh giá hiệu quả phân bổ cho các Bộ, ngành địa phương như thế nào, Ban bí thư đánh giá không hiệu quả, chúng ta xem yếu kém ở khâu nào?” 

4/ Ông NGUYỄN TUẤN THỊNH, Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: “Báo cáo nêu thì mặt được cơ bản không còn gì để làm nữa, công tác lãnh đạo được quan tâm thường xuyên, hệ thống cơ sở pháp lý đồng bộ, triển khai thực hiện thường xuyên, nghiêm túc thế thì cái Luật này không cần sửa đổi nữa.” 

NHIỀU RỦI RO KHI MUA HÀNG TRÊN MẠNG

Hiện Bộ Công thương đã đưa ra nhiều quy định mới trong dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh các mô hình kinh doanh qua mạng, qua các nền tảng xã hội phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, trong khi chờ các quy định pháp Luật mới đi vào thực tiễn, người tiêu dung hãy quan tâm những khuyến cáo của chuyên gia trước những mối nguy từ mua sắm online, những lỗ hổng trong hành lang pháp lý bảo vệ người tiêu dùng cũng như trách nhiệm của các cơ quan chức, tổ chức hội. Quan trọng nhất, để bảo vệ quyền lợi của mình, người dân hãy là người tiêu dùng thông thái, không nên ngại va chạm mà hãy thực hiện quyền lợi người tiêu dùng.

Sau hơn 10 ngày chờ đợi, chị Mây tại phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm lại hồi hộp mở đơn hàng. Với chị, sác xuất mua hàng online ưng ý là 50/50 tuy nhiên, nhiều khi thấy quảng cáo tốt, mẫu mã đẹp, giá rẻ, chị tiếp tục “đánh cược” khi nhấn nút mua hàng. 

Chị TRƯƠNG THỊ MÂY, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội: “Cũng có lần tôi rất là ưng ý, nhưng cũng có lần tôi cũng không hài lòng, thường thì không hài lòng làn sau tôi sẽ không mua hàng ở shop đấy nữa, như hôm nay, chất lượng áo này cũng chưa được đẹp lắm nhưng vì nó rẻ , nếu đổi đi đổi lại sẽ mất thời gian nên tôi cũng tặc lưỡi bỏ qua.” 

Anh HOÀNG PHAN TUẤN MINH, Phố Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội: “Mua 1 vài lần không ưng ý nhưng giá trị nó nhỏ nên bỏ qua.” 

Bên cạnh các “siêu chợ” điện tử Lazada, Sendo, Tiki, Shopee, các mạng xã hội Facebook, Zalo, tik tok, instagram cũng tích cực nhập cuộc. Tuy nhiên, việc đăng ký tài khoản đơn giản, đăng bán sản phẩm hàng hóa dễ dàng, không cần kiểm duyệt nên tình trạng bán sản phẩm giả, lậu, không rõ nguồn gốc hoặc kém chất lượng, không có hóa đơn chứng từ là điều không hề hiếm. Điều đáng nói là không chỉ riêng chị Mây, anh Minh dù đã n lần giao dịch không ưng ý nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn tiếp tục hy vọng vào những lần mua sau. 

Chị CÚC PHƯƠNG, Hoàng Đạo Thúy, Thành phố Hà Nội: "Khi mà mình tìm thấy cái đồ nào nó hay lạ, cũng order thử về nhưng cũng có thể có gặp rủi ro, rủi ro không nhận được hàng, không giống trong ảnh. Mua hàng trên mạng là sẽ gặp rủi ro hơn so với mình trực tiếp nhìn thấy, sờ vào, mình nhìn vào và mình đánh giá được mặt hàng đó, chất lượng như thế nào.”

Năm 2021, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý trên 2.300 vụ vi phạm về thương mại điện tử với số tiền xử phạt trên 18 tỉ đồng, nhưng Bộ Công thương chỉ tiếp nhận và xử lý 150 lượt phản ánh trên Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử. Con số phản ánh đến Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dung cũng chỉ dừng ở mức, vụ. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất là Luật BVQLNTD 2010 không có 1 điều khoản nào liên quan đến vấn đề thương mại điện tử.

Ông NGUYỄN MẠNH HÙNG, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam: “Rõ ràng, đây là vấn đề mà những người làm ăn phi pháp đang lợi dụng, chúng tôi hiểu rất rõ, những cửa hàng mua rồi nhưng tìm đến không có, quảng cáo thì long lanh nhưng mang về không mặc được.” 

Vẫn còn nhiều bất cập trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong giao dịch bằng hình thức kinh doanh mới. Không chỉ phải gánh chịu rủi ro khi mua phải kém chất lượng, không nguồn gốc xuất xứ, việc tham gia giao dịch trên Internet, người tiêu dùng còn phải đối mặt với rủi ro bị lộ thông tin cá nhân. 

Ông NGUYỄN SINH NHẬT TÂN, Thứ trưởng Bộ Công thương: "Bộ Công Thương xác định một trong các nhóm chính sách cơ bản có liên quan đến quy định về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng và cung cấp thông tin cho người tiêu dùng cần hoàn thiện là các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch có yếu tố đặc thù, có tính mới trong điều kiện chuyển đổi số nền kinh tế.”

Bà LÊ THỊ NGUYỆT, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội: “Cử tri có rất nhiều ý kiến thông qua bảo vệ hàng hóa online, chúng tôi đã gửi tới Bộ TTTT, Bộ Công thương, các bộ đã tiếp thu, tuy nhiên cũng chưa đáp ứng hết được ý kiến kiến nghị của cử tri, hy vọng sẽ được giải quyết khi chúng ta xem xét sửa đổi Luật.” 

Có thể thấy, các quy định phát luật hiện hành chỉ phù hợp với những giao dịch, kinh doanh truyền thống mà chưa theo kịp sự phát triển của hình thức kinh doanh mới, đặc biệt là thương mại điện tử.
 

CƠ CHẾ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Chúng ta sẽ tiếp tục lắng nghe những chia sẻ của bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Danh dự Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam

Thưa bà, rõ ràng vẫn còn tình trạng người tiêu dùng chưa biết đến quyền và chưa sử dụng quyền của người tiêu dùng, vấn đề này nằm ở nhận thức hay do công tác tuyên truyền của các địa phương chưa đến nơi, đến chốn?

Theo bà, cần có cơ chế như thế nào để tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Trân trọng cảm ơn bà!

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các luật có liên quan khác đã tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đã đạt được những kết quả, góp phần giảm thiệt hại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như hoạt động thương mại và dịch vụ đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự phát triển của thương mại điện tử, nên Luật cần phải được sửa đổi cho phù hợp. Với những bất cập và cả sự kỳ vọng của người dân, người tiêu dùng, chúng ta sẽ đón chờ những thay đổi tích cực từ dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi, dự kiến được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 tới. 

Phan Hằng - Bích Hạnh