• 1345 lượt xem
  • 13:53 15/11/2023
  • Xã hội

Điện năng lượng tái tạo -“Cứu cánh” cho nhiều trường học vùng sâu vùng xa

Tại vùng sâu vùng xa, việc đưa điện lưới tới nơi còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện dân cư thưa thớt. Việc sử dụng những tấm pin mặt trời đã giúp cho các trường học có thêm điều kiện phục vụ việc dạy và học. Không chỉ vậy, việc lồng ghép về điện năng lượng tái tạo vào chương trình học đã giúp các em hiểu thêm về việc sống thân thiện với môi trường. Ghi nhận tại Đắk Nông.

Điểm trường Mầm non Hoa Mai ở bon Mera, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông được đưa vào sử dụng năm 2018. Trường có 3 phòng học, nhận trẻ từ 3 tuổi trở lên, thương các em vượt đèo vượt suối đến lớp nên các cô cũng thay phiên nhau vào dạy điểm trường này. Từ khi được nhà hảo tâm tặng 6 tấm pin mặt trời các cháu biết đến ánh sáng điện, có quạt để nằm. Nhưng công suất nhỏ nên các cô hàng ngày vẫn phải nấu ăn ở điểm trường chính rồi vượt 8km mang vào bon.

Năm 2019, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung đã lắp đặt và trao tặng trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, xã Quảng Tân một hệ thống điện mặt trời gồm 30 tấm pin với tổng công suất trên 11kWp. Đây là trường học duy nhất trong hệ thống trường học của huyện biên giới Tuy Đức có hệ thống điện mặt trời kết nối với lưới điện.

Điện năng lượng tái tạo không chỉ giúp cho các em học sinh vùng khó khăn có điều kiện tốt hơn trong học tập, có thêm nguồn phúc lợi cho nhà trường. Đây còn là bài học trực quan giúp các em hiểu hơn về nguồn năng lượng xanh xu hướng của thế giới.

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 50% cơ quan và các hộ gia đình, công sở sử dụng điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Con số đó cho thấy tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam là rất lớn. 

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Phúc Hân