Điện mặt trời mái nhà: Năng lượng xanh cho phát triển bền vững

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, không cạn kiệt. Sử dụng điện mặt trời mái nhà đang là yếu tố quan trọng hướng tới mục tiêu xanh hóa, giảm phát thải, tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất. Với những lợi ích to lớn đó, Quy hoạch điện VIII cũng đã đưa ra cơ cấu phát triển điện mặt trời trong đó, quy mô điện mặt trời mái nhà đạt khoảng 2.600MW, với lộ trình phấn đấu bao phủ 50% tòa nhà công sở và nhà dân lắp đặt tính đến năm 2030. Nhưng thực tế, vẫn còn nhiều rào cản để thực hiện được mục tiêu này.

Ngoài sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia, doanh nghiệp này đã tiếp cận với năng lượng xanh, năng lượng tái tạo từ điện áp mái, điện mặt trời với công suất 999,25kwb. Việc tiếp cận với năng lượng tái tạo đem đến nhiều lợi ích cho cả các bên, nhất là những lĩnh vực có sự tiêu thụ lớn về năng lượng.

Không chỉ trong công nghiệp, hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp cũng đã tìm tòi áp dụng, triển khai tích hợp năng lượng mặt trời nhằm tiết kiệm điện, cắt giảm chi phí.

Với hàng loạt các thiết bị hiện đại, mô hình trồng rau nuôi cá tuần hoàn khép kín này tiêu tốn một lượng điện năng khá lớn. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, ngoài việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, đơn vị đã lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời để vận hành các loại máy móc vào ban ngày.

Với nhiều lợi ích kép, vào thời điểm trước năm 2020, khi có cơ chế khuyến khích, nhiều công sở và hộ dân đã đồng loạt lắp đặt ĐMTMN.

Năm 2019, khi hiểu rõ về hiệu quả của điện mặt trời áp mái, gia đình ông Hưởng cũng quyết định bỏ ra số tiền hơn 70 triệu đồng để lắp hệ thống 3,3kW công suất điện mặt trời trên khu vực mái nhà sân thượng, vừa để chống nóng thay cho việc phải lợp tôn, vừa tiết kiệm chi phí tiền điện. Theo thống kê trên hệ thống, kể từ khi lắp đặt đến nay, gia đình ông đã tiết kiệm tổng cộng hơn 38 triệu đồng tiền điện.

Không chỉ tại các hộ gia đình, nhiều công sở tại các địa phương cũng chủ động lắp đặt hệ thống ĐMTMN. Đây là hệ thống điện mặt trời tại trường ĐH Điện lực. Nhờ hệ thống này, ban ngày, lượng điện của nhà trường có thể sử dụng tối ưu, chi phí tiền điện giảm đáng kể.

Theo số liệu của EVN, cả nước đã phát triển được khoảng 113.000 hệ thống điện áp mái. Năm 2021-2022, hệ thống này đưa lên lưới điện 11,3 tỷ KWh. Năm 2022 hệ thống này chiếm khoảng 4,21% điện sản xuất và nhập khẩu của toàn hệ thống. Công suất phát điện quy đổi tương ứng khoảng 7.700 MW. Nguồn năng lượng xanh, sạch này đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhà nước, người dân và công sở cùng hưởng lợi.

 Năng lượng xanh đang là xu hướng tất yếu không chỉ đem đến các điều kiện cơ bản trong quá trình hội nhập quốc tế và tiến trình thực hiện các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Việc đặt ra mục tiêu phát triển cho Điện mặt trời đặc biệt là ĐMTMN theo quy hoạch điện VIII cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng.

Theo Quy hoạch điện VIII, cơ cấu nguồn điện đến năm 2030, điện mặt trời hơn 12.800 MW (8,5%, không bao gồm điện mặt trời mái nhà hiện hữu), gồm các nguồn điện mặt trời tập trung hơn 10.200 MW, nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu khoảng 2.600 MW.

Đặc biệt, về điện mặt trời mái nhà khu vực công sở, nhà dân, kế hoạch thực hiện theo lộ trình phấn đấu độ bao phủ đạt 50% số tòa nhà công sở và nhà dân vào năm 2030. Theo Bộ Công Thương, chỉ cần khoảng 12,5% nhà dân trên cả nước lắp mỗi gia đình 1KW trong năm 2023 là đã hoàn thành mục tiêu tăng thêm về điện mặt trời mái nhà cho cả kỳ quy hoạch (2021 – 2030) đặt ra.

Việc đặt ra quy mô này nhằm hướng đến mục tiêu quan trọng là bảo đảm cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia, bảo đảm vấn đề an ninh hệ thống điện, vận hành an toàn và điều độ của hệ thống điện quốc gia.

 Trong điều kiện cung ứng điện từ nay đến năm 2025 dự báo gặp nhiều khó khăn, việc bổ sung kịp thời các nguồn điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời tự sản, tự tiêu có ý nghĩa quan trọng. Nhưng thực tế hiện việc phát triển nguồn điện này còn thiếu các cơ chế, chính sách đột phá nhằm thu hút đầu tư.

 Với mục tiêu có 50% các toà nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng ĐMTMN tự sản, tự tiêu đến năm 2030, theo các chuyên gia, rất cần có cơ chế khuyến khích để phát triển ĐMTMN nếu muốn phát triển đúng nơi cần, đúng chỗ thiếu.

Nhưng với chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu tại hộ dân hiện nay sẽ khó có nhiều nhà dân miền Bắc đầu tư vào nguồn điện này. Bởi nguồn vốn đầu tư hiện không hề nhỏ, hàng chục triệu đồng với mỗi hộ dân, và phải cần 5-7 năm mới hoàn vốn. Trong khi ở miền Bắc, lắp điện mặt trời cũng khó vì nắng không dồi dào như miền Nam.

Là hộ dân đầu tiên lắp đặt hệ thống ĐMTMN tại thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, (từ năm 2018), theo ông Vụ, mặc dù hiện giá lắp đặt có giảm hơn so với trước nhưng chi phí đầu tư vẫn không hề nhỏ. Sử dụng điện áp mái mang lại nhiều lợi ích nhưng chính sách bây giờ điện dư thừa lại không được mua lại hoặc hòa lưới điện nữa, nên nhiều gia đình ở trong thôn không còn mặn mà.

Cũng theo chia sẻ một số hộ dân đang sử dụng điện mặt trời áp mái ở đây, việc lắp đặt nguồn điện này chỉ phù hợp với các hộ sử dụng nhiều điện vào ban ngày, như kinh doanh, nhà hàng….Còn các nhà dân sử dụng ít điện vào ban ngày thì rất khó để họ đầu tư.

Nguồn điện tại chỗ đang rất cần ở khu vực miền Bắc - nơi đã chứng kiến cảnh thiếu điện trầm trọng trong cao điểm mùa hè vừa qua. Rất cần những cơ chế phù hợp để phát triển nguồn điện mặt trời áp mái đi kèm với các quy định rõ ràng theo hướng hỗ trợ, khuyến khích có lợi cho các bên để giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia.

Những khó khăn là hiện hữu, vậy Với mục tiêu cơ cấu điện mặt trời mái nhà theo quy hoạch điện VIII, cần những giải pháp gì nhằm gỡ vướng cho phát triển loại hình nguồn điện này trong thời gian tới, chúng tôi đã có cuộc Phỏng vấn  TS. VŨ CHI MAI - Giám đốc Dự án Năng lượng sạch, Giá cả phù hợp và Bền vững cho các quốc gia Đông Nam Á. Mời quý vị cùng theo dõi 


Câu 1: Nhiều ý kiến của các chuyên gia ngành điện đề nghị Bộ Công Thương nên có cơ chế khuyến khích lắp điện áp mái cho các công trình khác có mức tiêu thụ năng lượng lớn như trường học, bệnh viện, khách sạn, KCN... vì đây là nguồn điện sạch bổ sung rất lớn. Theo bà, có nên mở rộng đối tượng hưởng cơ chế khuyến khích không?

Câu 2: Thực tế, từ sau khi Quyết định 13 năm 2020 của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời hết hiệu lực, ngành điện dừng đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà thì nhu cầu lắp đặt cũng tuột dốc không phanh. Thực tế hiện nay việc phát triển ĐMTMN đang gặp phải những khó khăn, thách thức gì?
Câu 3: Với mục tiêu cơ cấu ĐMTMN theo quy hoạch điện VIII, thì theo bà, chúng ta cần có những chính sách gì để thúc đẩy, mở rộng nguồn điện này?

Nước ta đang có nguồn điện mặt trời với tiềm năng khổng lồ nhưng không tận dụng hết được. Nếu có cơ chế, chính sách kịp thời nhằm khuyên khích lắp đặt điện mặt trời áp mái hoàn toàn có thể giải quyết được bài toán thiếu điện mỗi mùa nắng nóng, cũng như giảm áp lực cho hệ thống truyền tải.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Kim Thanh -

Kim Thoa -

Hiền Trang -

Ngọc Tuấn