ĐBSCL: Người dân tìm giải pháp sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

Trước thực trạng hạn hán, xâm nhập mặn, cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan đang không ngừng gia tăng và được dự báo khốc liệt hơn trong những năm tới, bà con nông dân tại ĐBSCL đã tự tìm cho mình các giải pháp sản xuất thích ứng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sử dụng nước ngọt, sang nước mặn, nước lợ.

Ở những vùng chịu hạn mặn tại khu vực ĐBSCL, người dân không còn xa lạ với giống lúa ST của anh hùng lao động Hồ Quang Cua. Hơn 20 năm tìm tòi nghiên cứu từ các giống lúa thơm khác, ông đã lai tạo và cho ra đời nhiều loại giống lúa, đặc biệt loại lúa chịu hạn mặn.

Với điều kiện thiên nhiên đặc thù, 6 tháng nước ngọt và 6 tháng nước lợ, ngoài lai tạo giống lúa, bà con đã áp dụng mô hình luân canh tôm - lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng với lúa, áp dụng mô hình này có thể thu về lợi nhuận 25 triệu/ha.

Ngoài ra, các tỉnh thành ĐBSCL cũng tập trung vào tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi khoảng 200.000 ha đất canh tác, trong đó có một diện tích không nhỏ chuyển từ lúa ba vụ sang làm chắc hai vụ lúa kết hợp cây trồng ngắn ngày ít sử dụng nước tưới. Ứng phó với xâm nhập mặn lên tới 7/1000, từ 2018, gia đình ông Lết tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dừa Mã Lai- giống cây trồng chịu mặn khá. Nhờ đó, mỗi năm vườn dừa mang lại cho gia đình ông trên 70 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Rút kinh nghiệm từ đợt hạn, mặn những năm trước, gần đây, nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thực hiện hàng loạt giải pháp nhằm ứng phó với thời tiết xấu vào mùa khô, góp phần đẩy lùi mặn và chủ động nguồn nước tưới tiêu. Đặc biệt phải kể đến những giải pháp từ công trình như Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé tại tỉnh Kiên giang. Đây là công trình mang tính bước ngoặc về kiểm soát xâm nhập mặn cho 5 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Kim Thoa -

Kim Thanh -

Hiền Trang -

Công Tràng -

Trung Hiếu