• 1650 lượt xem
  • 16:10 19/07/2022
  • Văn hóa

Cuốn sách tôi chọn: "Phan Thanh - Anh là ai?" và sự lựa chọn con đường đấu tranh công khai

Cuốn sách "Phan Thanh - Anh là ai?" do Phan Vịnh, con trai cả của Phan Thanh viết với cả tình yêu và sự kính trọng của mình, xâu chuỗi lại toàn bộ cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Phan Thanh nhân dịp tròn 100 năm ngày sinh của ông (01/6/1908 – 01/6/2008).

Phan Thanh với cuộc đời hoạt động và đấu tranh cách mạng không biết mệt mỏi, hành động luôn cương quyết, uy tín và ảnh hưởng đối với dân chúng và đồng nghiệp mạnh mẽ, sâu rộng, đã trở thành tấm gương khiến mọi người luôn phải kính phục và ngưỡng mộ. 

Tác giả PHAN VỊNH: "Quyển sách này phải nói là nội dung phong phú. Khi được biết tôi bắt tay vào thì cả bà con dòng họ Phan, nhất là Quảng Nam rất quan tâm. Họ đi tìm tư liệu, tìm những người thật việc thật để cung cấp cho. Cuốn sách này có thể coi như là một sự đóng góp của cả một dòng họ, tôi rất biết ơn. Tất nhiên là vai trò của cá nhân trong đó rất rõ rệt. Sau khi chúng tôi viết được một số phần rồi thì đưa ra thăm dò, xem ý kiến như thế nào thì bạn bè của bố tôi – ông Phan Thanh cũng như bà con dòng họ rất là hoan nghênh. Bản thân tôi làm và sưu tầm tư liệu là 6 năm, sau 6 năm thì in ra cuốn sách này.

Thời kỳ 1936 -1939 là thời kỳ mà thế giới đang đứng trước nguy cơ của thế chiến thứ 2. Lúc đó, các nước phát xít Đức, Ý, Nhật đều cùng lúc trỗi dậy và chúng nó chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới. Trong cả thời kỳ đó, ở Pháp có đặc điểm là tụi Pháp trong thời gian đó chủ trương mở rộng các cơ quan dân cử; ở các thành phố thì có các hội đồng thành phố; Phía Nam có hội đồng quản hạt; ở các kỳ thì có các viện Dân biểu. Có viện dân biểu Trung Kỳ và viện dân biểu Bắc kỳ. Viện Dân biểu Trung kỳ có lịch sử hoạt động phải nói rất là sôi nổi, rất đặc biệt. Viện dân biểu Trung Kỳ là tổ chức có 50 đại biểu và đủ loại thành phần, giai cấp, dân tộc.

Đại hội thường niên năm 1937 khi bắt đầu hoạt động đã có tiếng vang, đến năm 1938 thì phải nói là hoạt động ấy có kết quả. Ông Phan Thanh lúc đó là một nhà giáo rất nổi tiếng được Đảng chọn ra để ứng cử vào viện dân biểu Trung kỳ. Lúc ứng cử thì ông trúng cử rất vang dội, sau đó hoạt động của ông thì càng ngày càng được dân chúng biết đến, ngưỡng mộ, khâm phục. Khi đại hội đồng thường niên bắt đầu họp (6/1938), Phan Thanh lúc ấy được cử vào người phụ trách tham gia vào vấn đề thuế thân. Khi mà tham gia vào thuế thân thì ông có đề xuất chương trình cải cách về thuế thân. Chương trình này hồi đó người ta nói là lần đầu tiên mà ở một tiểu ban mà có một chương trình được đưa ra ngay đại hội đồng thường niên. Tất cả bộ sậu và tất cả chuyên viên, chuyên môn ở các lĩnh vực hoạt động. Khi mà Phan Thanh đưa ra một chương trình thì các nhà báo nói rằng đó là phản dự án, lần đầu tiên có người đưa ra phản dự án. Và phản dự án lập tức được toàn hội đồng bàn bạc đến. Sau này, phản dự án ấy được đại hội đồng phải chấp nhận." 

Văn Quyền