• 1457 lượt xem
  • 15:08 18/08/2022
  • Xã hội

Cuốn sách tôi chọn: "Những tù nhân của địa lý" - Khi vị trí địa lý ảnh hưởng lên các quyết sách chính trị, ngoại giao

Tim Marshall là ký giả người Anh với hơn 25 năm kinh nghiệm về tin tức đối ngoại. Ngoài vai trò ký giả và biên tập viên, Tim Marshall còn là nhà bình luận khách mời về các sự kiện thế giới cho Sky News và nhiều đài truyền hình khác. “Những tù nhân của địa lý” là một trong năm cuốn sách bán chạy do The New York Times bình chọn.

Ngay sau đây, xin mời quí vị và các bạn cùng đến với một cuốn sách qua sự chia sẻ của  TS Phan Cao Nhật Anh – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á.

TS Phan Cao Nhật Anh – Phó Viện trưởng Viên Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á: Cuốn sách "Những tù nhân địa lý" của tác giả Tim Marshall là cuốn sách nổi tiếng về địa chính trị và tôi nghĩ rằng đây là một cuốn sách rất là hay.

Sách gồm 8 chương đề cập đến các quốc gia, khu vực với những cặp quan hệ. Ví dụ như các quốc gia, các cường quốc Mỹ, Trung Quốc, Nga... rồi các khu vực như Châu Phi hay là Tây Âu hoặc các cặp quốc gia như là Ấn Độ- Pakistan, Triều Tiên - Nhật Bản... 

Tư tưởng chung của cuốn sách này muốn nói rằng yếu tố địa lý ví dụ như con sông, biển, ngọn núi thì không chỉ là những yếu tố địa lý thuần tuý mà nó ảnh hưởng mạnh mẽ, có sự tác động đến các quyết sách chính trị, ngoại giao của các quốc gia. 

"Những tù nhân của địa lý" có rất nhiều kiến thức tổng hợp tất cả các nội dung về mặt địa lý trong đó có sự liên quan đến vấn đề chính trị, các vấn đề về lịch sử, văn hoá. Có sự tương quan giữa các vấn đề chính trị tới các chính sách văn hoá, ngoại giao... của các quốc gia. Thực ra ta thấy rằng nội dung của cuốn sách nó gắn với các vấn đề thực tiễn hiện nay. Ở Ukraine, ở Ba Lan là những vùng đệm giữa Nga và các nước Tây Âu hay là Nga có lực lượng hải quân rất mạnh mẽ nhưng khu vực Địa Trung Hải thì họ lại bị sự chặn lại của Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Tây Âu và thực tế hiện nay hải quân Nga vẫn đang thiếu cảng nước ấm để phát triển hơn nữa... Ngoài ra ở các nước vùng đệm thì chúng ra cũng thấy hiện nay Triều Tiên đang kẹp giữa Trung Quốc và Hàn Quốc - một đồng minh thân cận của Mỹ. Hay là Mông Cổ nằm giữa Trung Quốc và Nga... các yếu tố địa lý này ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết sách của các nước khu vực vùng đệm hay là của các cường quốc nằm sát vùng đệm thì đó là những yếu tố địa lý có thể ảnh hưởng đến những quyết sách chính trị, văn hoá, quân sự của các nước. 

Ngoài ra cuốn sách ta thấy rằng vai trò của địa lý của lịch sử là càng nổi bật, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quốc gia như thế nào. Trong cuốn sách này tôi nghĩ rằng thông điệp cuốn sách đưa ra đấy là sự ảnh hưởng của địa lý tới các quốc gia và quốc gia khi ở một vùng địa lý nhất định thì có thể phát huy những khía cạnh địa lý. Từ đó đẩy mạnh hơn nữa chính sách chính trị ngoại giao của mình hoặc yếu tố địa lý có thể ảnh hưởng, cản trở đến những chính sách ngoại giao, quân sự, văn hoá của các quốc gia... 

Về phía tác giả Tim Marshall, đây là 1 ký giả người Anh có nhiều năm làm việc, quan sát hay tham gia vào các sự kiện về chính trị, ngoại giao với một vốn liên tục trong một thời gian dài trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, ông có bề dài về kinh nghiệm, kiến thức. Chính vì vậy phản ánh, phân tích trong cuốn sách của ông rất sâu sắc, gắn với thực tiễn và với một lối viết rất gần gũi người đọc, rất dễ hiểu. 

Hạnh Thủy