Cụm tiêu điểm: Đẩy nhanh tiến độ đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống

Tại Kỳ họp thứ 6 vào cuối năm ngoái, Quốc hội đã xem xét, thông qua 7 luật, 8 Nghị quyết, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn, dưới góc độ công tác lập pháp. Tuy nhiên, để các Luật này đi vào cuộc sống, cần sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và các cơ quan liên quan. Để thực hiện mục tiêu này, lần thứ 2 trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và "Kỳ họp bất thường lần thứ 5" vào ngày 7/3 tới đây. Mời quý vị cùng nhìn lại một số luật, nghị quyết đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và sẽ được bàn thảo trong Hội nghị triển khai luật, nghị quyết.

Hơn 10 năm làm bảo vệ Tổ dân phố, ông Thân là người nắm rõ tình hình an ninh trật tự địa bàn. Không quản ngại khó khăn, hễ có yêu cầu công việc là ông có mặt ngay. Biết Luật lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở mới được Quốc hội ban hành, ông Tâm rất mong muốn các chính sách trong Luật sẽ được sớm áp dụng để khuyến khích, động viên những người như mình.

Luật lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chỉ là 1 trong 3 luật về QPAN, trong tổng số 7 luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

Với tinh thần lập pháp chủ động, quyết sách kịp thời để bứt phá phá triển, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội cũng đã xem xét, thông qua 8 Nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sơ thuế toàn cầu. Đồng thời, cho phép thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư để ưu đãi cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trên tinh thần đó, Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 triển khai luật, nghị quyết sẽ quán triệt những điểm mới, nội dung quan trọng, các nhiện vụ Quốc hội giao, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, xác định rõ tiến độ và yêu cầu trong tổ chức thi hành luật, nghị quyết.

Kỳ họp thứ 6 đã thông qua 7 luật gồm Luật Căn cước; Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi). Nhiều luật có tác động đến đông đảo người dân và ảnh hưởng lớn đến thị trường nhà ở, bất động sản nên việc hướng dẫn chi tiết triển khai các luật này càng quan trọng để hỗ trợ trực tiếp cho người dân, khơi thông các nguồn lực cho nền kinh tế trong thời gian sớm nhất.  

Cũng tại Kỳ họp thứ 6, Ủy ban Quốc phòng và An ninh là cơ quan của Quốc hội chịu trách nhiệm thẩm tra, tiếp thu chỉnh lý nhiều luật nhất để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến thông qua. Làm thế nào để rút ngắn thời gian, giúp các luật vừa được thông qua sẽ có thể đi vào cuộc sống nhanh nhất? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với Trung tướng GS.TS Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. 

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Khắc Phục -

Cao Hoàng