COP 26: Xanh hóa giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Xanh hóa sản xuất, tiêu dùng góp phần hướng tới tăng trưởng bền vững và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cả về kinh tế lẫn những giá trị vô hình cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, các doanh nghiệp Việt vẫn còn đang gặp nhiều rào cản trong việc chuyển đổi và phát triển sản xuất xanh cần sớm tháo gỡ.

Tái chế, tuần hoàn chất thải, tiết kiệm năng lượng hay sử dụng năng lượng tái tạo… là những giải pháp giảm phát thải khí nhà kính được nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng trong thời gian qua. Đây là một mô hình tiêu biểu như vậy, khi chất thải của việc sản xuất lại là đầu vào của sản phẩm tiếp theo. Hiện nay, 5/6 nhà máy của doanh nghiệp này đều sử dụng nhiệt năng tái tạo. Theo đó, 99% chất thải và phụ phẩm được tái sử dụng hoặc tái chế.

Chuyển đổi xanh là một xu hướng tất yếu của sự phát triển. Tuy nhiên, việc chuyển đổi không chỉ mang lại cơ hội giúp doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bền vững toàn cầu, nhưng cũng là thách thức rất lớn. 

Thực hiện mục tiêu xanh hoá sản xuất, doanh nghiệp này đã lên kế hoạch giảm thiểu nhanh việc sử dụng năng lượng từ điện và than, đồng thời đẩy mạnh tái chế. Tuy nhiên, để tiếp tục áp dụng các giải pháp như vậy, thực tế họ vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Với những rào cản mà các doanh nghiệp Việt đang gặp phải trong chuyển đổi xanh, thì cần phải làm thế nào để tháo gỡ các nút thắt đó, thúc đẩy quá trình xanh hóa sản xuất của doanh nghiệp?

Về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam