Chuyên gia: Việt Nam cần sẵn sàng phương án áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa đồ uống có đường với thừa cân - béo phì và tăng nguy cơ đối với các bệnh không lây nhiễm ở cả trẻ em và người lớn. Để hạn chế các hậu quả tới sức khỏe, giảm chi phí y tế liên quan đến việc sử dụng đồ uống có đường và để tăng khả năng tiếp cận các thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.

Thống kê cho thấy số lượng bệnh nhân đến nhập viện điều trị bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng. Và tại khoa dinh dưỡng này có cả người lớn tuổi và người trẻ tuổi. Nguyên nhân đều đến từ thói quen sinh hoạt hang ngày sử dụng quá nhiều đồ uống có đường.

Hiện tại Việt Nam, mức tiêu thụ đồ uống có đường lên tới 46,5g đường tự do/ngày/người, cao gần gấp 2 lần so với mức khuyến cáo. Điều này thực sự đáng báo động về những nguy cơ đối với sức khỏe.

Hiện nay đã có hơn 100 quốc gia trên thế giới áp dụng thuế đối với đồ uống có đường và điều này đã trở thành xu thế chung ở các quốc gia phát triển. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần lựa chọn chính sách quan trọng này nhằm định hướng tiêu dùng, giảm mức tiêu thụ đồ uống có đường.

Trước những tổn thất hiện hữu về kinh tế do tăng cân, béo phì và phát sinh các bệnh có liên quan từ việc sử dụng quá mức đồ uống có đường; các chuyên gia nhấn mạnh, việc đánh thuế đồ uống có đường cần sớm thực hiện và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ uống có đường tại Việt Nam phải chuẩn bị sẵn sàng phương án thích ứng.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Tiến Dũng -

Khánh Hoàng -

Ninh Tùng