Chuyện đông con của đồng bào Mông: Cộng tác viên dân số "tuyên truyền người ta đẻ ít mà mình lại đông con"

Cũng như nhiều dân tộc khác, đồng bào Mông tại Đắk Lắk vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống, phong tục độc đáo. Tuy nhiên, nhiều hủ tục, quan niệm lạc hậu của họ vẫn ăn sâu, bén rễ từ đời này qua đời khác, nhất là nếp tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, bắt buộc có con trai nối dõi, sinh con không có kế hoạch.

Tỉnh Đắk Lắk có mức sinh cao so với mặt bằng chung cả nước. Hàng năm, khoảng trên 32.000 trẻ em được sinh ra. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm hơn 13%. Đặc biệt, tại vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, việc tảo hôn, sinh đông con dẫn tới nhiều trẻ em suy dinh dưỡng, bỏ học, lao động sớm, vi phạm pháp luật.

Việc tuyên truyền về dân số, kế hoạch hoá gia đình đối với đồng bào Mông ở vùng sâu hiệu quả rất thấp. Tại gia đình của một cộng tác viên dân số, dù anh chị đã có 6 đứa con riêng, 2 đứa cháu nhưng vẫn quyết định sinh thêm. Trong số các con, đứa thì bỏ học, đứa thì tảo hôn.

Còn tại một gia đình đã có 8 đứa con gái, rất khó phân biệt đâu là chị, đâu là em. Hiện người mẹ đang mang thai đứa thứ 9. Họ cho rằng, con gái sẽ đi lấy chồng, chỉ con trai là người nối dõi, giúp mình sản xuất, chăm sóc cha mẹ. Nếu lại sinh con gái, không biết anh chị có tiếp tục tìm kiếm con trai hay không? Bài toán kế hoạch hoá gia đình vẫn chưa có lời giải tại các buôn làng này.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Kim Liên