Câu chuyện pháp luật: Câu chuyện của những bà mẹ trẻ con

Toàn tỉnh Bắc Kạn có gần 90% dân tộc thiểu số và theo thống kê trên địa bàn các địa phương vùng cao từ năm 2016 đến nay có gần 800 vụ tảo hôn, tức là kết hôn khi còn là trẻ em, hầu hết các trường hợp này đều là các em gái dân tộc Mông, Dao từ 13 cho tới 17 tuổi; nam trong độ tuổi từ 15 đến 19 ở các thôn vùng cao, vùng sâu, vùng xa như Xuân La, Công Bằng, Cổ Linh, Cao Tân, huyện Pác Nặm; Thuần Mang, Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn; Bình Trung, Xuân Lạc của huyện Chợ Đồn…

Ngoài tảo hôn thì hôn nhân cận huyết cũng là một vấn đề nan giải còn tồn tại trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa của tỉnh Bắc Kạn. Vẫn còn những cặp vợ chồng lấy nhau là anh em họ hàng, con cô con chú, con cậu, con dì. Bản thân những cặp vợ chồng có quan hệ huyết thống gần này thậm chí cũng không hiểu được hậu quả và hệ lụy của việc mìnhlàm, kể cả khi những hậu quả ở ngay trước mắt.

Thực tế những đứa trẻ sinh ra từ các cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống rất dễ có nguy cơ mắc bệnh di truyền do sự ảnh hưởng của môi trường đối với sự kết hợp của các gen lặn mang bệnh. Trẻ mắc bệnh có thể bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Nguyên nhân của tình trạng hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn là do người dân còn thiếu hiểu biết và một số cặp vợ chồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi quan niệm hủ tục.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chương trình!

Hải linh -

Linh Chi