Cải cách thể chế, năng lực và con người trong sở hữu trí tuệ

Sáng 29/3, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị sở hữu trí tuệ năm 2024 và các sự kiện bên lề, do Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND Thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức. Trong đó, phần lớn ý kiến đều cho rằng, các quy trình, thủ tục công nhận quyền tác giả và sở hữu trí tuệ trong bối cảnh mới cần phải được rút gọn và hiệu quả hơn nữa.

Theo báo cáo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Việt Nam được xếp hạng thứ 46/132 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (tăng 02 bậc so với năm 2022). Tuy nhiên, sự phát triển theo thời gian cũng đang đặt ra những thách thức mới trong quản lý.

Nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn cải thiện hơn nữa trong thực hiện thủ tục hành chính và hỗ trợ chuyển giao công nghệ.

Trên cơ sở Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa ra 7 nhóm nhiệm vụ, trong đó, trọng tâm sẽ là các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hoạt động thực thi quyền, tài sản sở hữu trí tuệ nhằm khuyến khích sự đổi mới sáng tạo, phát triển nhiều sản phẩm uy tín và xuất khẩu ra thế giới.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Tuấn Anh -

Minh Công