• 1185 lượt xem
  • 23:42 16/12/2023
  • Văn hóa

Bình Định: Để tiếng cồng chiêng vang mãi

Đối với các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định, từ bao đời nay, cồng chiêng đã gắn bó với họ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tiếng cồng, tiếng chiêng cứ thế trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Cồng chiêng là bản sắc văn hóa, là âm thanh của đại ngàn.

Với người Chăm H’roi ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, trong kho tàng âm nhạc và trong thế giới tâm linh, “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” là bộ nhạc cụ có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và lễ hội. Sự hòa quyện của ba loại nhạc cụ này trong âm điệu, tiết tấu và ngôn ngữ hình thể của người biểu diễn đã tạo nên một nghệ thuật trình diễn hết sức độc đáo.

Hiện, toàn huyện có 29 thôn, làng đồng bào dân tộc Chăm H’roi và Bana được hỗ trợ cồng chiêng.  Thời gian qua, huyện đã thành lập 8 CLB cồng chiêng. Và định kỳ 2 năm/lần, huyện tổ chức liên hoan cồng chiêng để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.

Hiện nay việc Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số là một trong những mục tiêu ưu tiên của tỉnh Bình Định. Việc tạo điều kiện cho cồng chiêng của đồng bào Bana K’riêm, Chăm H’roi và H’rê được xuất hiện trong các lễ hội, dịp lễ mang nhiều ý nghĩa thiết thực, góp phần cho công tác bảo tồn nét đẹp văn hóa, đời sống tâm linh của đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Bảo Lâm