Biên giới biển đảo quê hương: Phát triển hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Việt Nam có đường biên giới đất liền dài hơn 5.000km tiếp giáp với 3 quốc gia láng giềng là Trung Quốc, Lào và Campuchia, với nhiều cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương (cửa khẩu chính), cửa khẩu phụ, lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá thuận tiện cho việc phát triển thương mại biên giới, góp phần phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là nâng cao đời sống kinh tế, xã hội của nhân dân khu vực biên giới.

Nhận thức được tầm quan trọng và tiềm năng của thương mại biên giới, ngày 25/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 259/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, đặt ra mục tiêu tổng quát: Thúc đẩy hợp tác phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới với các nước có chung đường biên giới nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương hai bên biên giới; khuyến khích xã hội hóa thu hút các nhà đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại biên giới.

Bên cạnh đó, các địa phương cần nghiên cứu đề xuất chính sách hoặc ban hành chính sách địa phương đủ sức hấp dẫn, đồng bộ, khả thi để đẩy mạnh xã hội hoá, thu hút đa dạng hoá nguồn đầu tư vào hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là đô thị và công nghiệp, thương mại, đặc biệt là đầu tư tư nhân, huy động nguồn lực xã hội và khai thác hiệu quả lợi thế kinh doanh tại vùng biên giới… Từ đó tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống người dân, tăng cường mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam với các tỉnh liên quan của các nước láng giềng, xây dựng, giữ gìn đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định, bền vững và đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội khu vực biên giới.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam